Nội dung bài viết
Sau khi tiêm phòng về trẻ hay bị sốt, sưng tấy tại chỗ tiêm luôn là nỗi lo lắng của rất nhiều bậc bố mẹ. Nhiều mẹ bỉm sữa truyền tai nhau kinh nghiệm giảm sốt cho trẻ bằng cách ăn lá tía tô hoặc dùng lá tía tô để xay uống trước khi tiêm phòng, như vậy vết thương sẽ mát và không lên sốt. Thực hư của vấn đề này như thế nào?
Tìm hiểu về lá tía tô
Lá tía tô ngoài việc được sử dụng và chế biến trong một số món ăn, còn là một loại dược liệu rất tốt cho sức khỏe. Nhưng không phải mẹ nào cũng biết rõ tác dụng của lá tía tô đối với trẻ sơ sinh tuyệt vời ra sao.
Theo các tài liệu Đông Y, cây tía tô là cây dạng thảo chứa tinh dầu (0,3-0,5%), chủ yếu là tinh dầu perillaldehyd, limonen, hydrocumin và nhiều chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng chữa long đờm, giảm ho, nhức đầu, giảm đau, giải độc, trị rôm sảy… Đây là những công dụng rất tốt của lá tía tô có thể áp dụng được cho cả người lớn và trẻ sơ sinh. Với loại cây lành tính này, các mẹ hoàn toàn có thể an tâm sử dụng cho bé.
Ăn lá tía tô trước khi tiêm phòng cho con đem lại lợi ích gì?
Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ phải trải qua các đợt tiêm chủng, phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên sau khi tiêm về các trẻ sẽ thường có biểu hiện sốt, đau sưng tại chỗ viêm, quấy khóc. Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, thông thường các triệu chứng này sẽ hết từ 1-3 ngày sau tiêm. Tuy nhiên vẫn có trường hợp trẻ bị sốt dai dẳng, kéo dài sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe. Đây là nỗi bất an của nhiều bà mẹ mỗi khi đưa con đi tiêm chủng.
Một trong những cách vừa đơn giản, dễ làm, vừa tiết kiệm chi phí, lại giúp con ít bị sốt, viêm, sưng tấy vết tiêm như ở các trẻ khác là việc mẹ sẽ ăn lá tía tô trước ngày đi tiêm phòng cho con.
Cụ thể, trước ngày tiêm phòng cho con khoảng 2 – 3 ngày mẹ mua lá tía tô về rửa sạch rồi ăn sống chục ngọn rau hay nấu canh ăn mỗi ngày. Sau đó mẹ tích cực cho con bú càng nhiều càng tốt. Con sẽ hấp thụ dinh dưỡng từ lá tía tô qua dòng sữa của mẹ. Khi bé bị sốt không do tiêm phòng, mẹ cũng nên áp dụng cách này và cho bé bú càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, sau khi con đi tiêm phòng về vài ngày, mẹ vẫn nên tiếp tục ăn lá tía tô để cung cấp thêm dưỡng chất cho trẻ. Như thế tình trạng nóng sốt, sưng đỏ vết tiêm của con sẽ hầu như không xuất hiện.
Trường hợp đối với trẻ uống sữa công thức, thì mẹ xay hoặc giã 20g lá tía tô, lấy nước cốt, rồi hòa cùng một chút nước ấm cho bé uống mỗi lần 2.5ml (nửa muỗng cà phê), ngày uống 3 lần. Việc cho bé uống như vậy có tác dụng giãn mạch ngoài da, kích thích cơ thể nóng lên rồi tiết mồ hôi thải độc tố. Lưu ý khi bé ra nhiều mồ hôi, các mẹ nên cho bé mặc đồ thoáng mát, rộng rãi, có thể dùng khăn ấm lau các bộ phận lưng, nách, bẹn tránh tình trạng để người bé bị ướt đẫm mồ hôi rất dễ bị cảm lạnh.
Làm thế bé không bị sốt khi tiêm phòng
Ngoài việc sử dụng lá tía tô, bạn cũng có thể giúp con mình không bị sốt sau khi tiêm phòng bằng cách áp dụng những mẹo sau đây:
- Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi cho bé để cơ thể bé thoát mồ hôi mà không cảm thấy khó chịu hay bách bí.
- Cho trẻ uống nhiều nước hơn hàng ngày. Nước có tác dụng rất tốt trong việc làm mát cơ thể, cung cấp cho trẻ có nhiều năng lượng hơn.
- Dán miếng dán hạ sốt xung quanh vết tiêm phòng. Việc cắt một lỗ trên miếng dán, dán xung quanh vết tiêm và để hở vết tiêm ra giúp làm giảm nhiệt độ, bớt sưng và tránh khả năng trẻ bị sốt.
Lưu ý bạn không nên áp dụng các mẹo tràn lan trên mạng mà tác động vào vết tiêm hở của trẻ. Điều này có thể làm nhiễm trùng, sứng tấy đỏ nặng hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Hy vọng bài viết đã giúp các bạn giải đáp được những thắc mắc và hiểu hơn về công dụng diệu kỳ của lá tía tô. Từ đó áp dụng và phòng ngừa sốt cho trẻ sau khi tiêm một cách hiệu quả, cũng như cho thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày để tốt cho sức khỏe của cả nhà nhé.