Bà bầu ăn đủ đủ xanh nấu chín được không

Được nhiều người biết đến như một loại trái cây bổ dưỡng và giàu vitamin, đặc biệt loại trái cây này có có nhiều tác dụng đối với phụ nữ mang thai. Nhưng vấn đề được đặt ra với nhiều người là liệu đu đủ xanh và đu đủ chín đều có phải đều có tác dụng như nhau? Bà bầu ăn đủ đủ xanh nấu chín được không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn đọc những kiến thức và giải đáp những thắc mắc của mọi người về đu đủ cũng như những lưu ý vàng cho các chị em trong việc dùng đu đủ để bồi bổ thai nhi.

Bà bầu ăn đủ đủ xanh nấu chín được không
Bà bầu ăn đủ đủ xanh nấu chín được không

Giá trị dinh dưỡng của đu đủ

Hàm lượng dinh dưỡng: Chứa nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin A, C với 62mg vitamin C/100g, vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magie, sắt và kẽm, chất xơ… còn chứa hàm lượng beta-carotene (tiền chất của vitamin A) đặc biệt nhiều trong đu đủ chín, đóng vai trò như một chất chống oxy hoá mạnh giúp tăng sức đề kháng và ngăn ngừa một số bệnh như kể cả ung thư.

Tác dụng của đu đủ với phụ nữ mang thai

  • Cải thiện tình trạng táo bón khi mang thai, giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Tăng cường sức đề kháng: Chất beta caroten khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A, có vai trò chống oxy hóa mạnh, từ đó giúp mẹ bầu chống lại được một số bệnh trong quá trình mang thai.
  • Cung cấp vitamin đa dạng:  Vitamin A tốt cho mắt, da, mái tóc cònvitamin B1 trong đu đủ chín có tác dụng tốt cho quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Vitamin B2 giúp phát triển chiều cao, thị giác và hệ thần kinh của thai nhi trong bụng mẹ.
  • Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu: Gia tăng mức độ hermoglobin giúp hấp thụ oxy dễ dàng cũng như cải thiện chứng thiếu máu ở phụ nữ mang thai.
  • Bảo vệ răng miệng: Với sự thay đổi các hormone, bà bầu hay gặp phải các triệu chứng chảy máu chân răng, viêm nướu và sâu răng. Sử dụng đu đủ chính thường xuyên sẽ giúp các chị me cải thiện tình trạng này hiệu quả.
  • Ngăn ngừa chứng chuột rút: Các mẹ có thể loại bỏ được các tình trạng này bằng các ăn đu đủ chín, bới có chứa hàm lượng kali cao trong đu đủ chín.

Bà bầu ăn đu đủ xanh nấu chín được không?

Bà bầu không ăn đu đủ xanh. Bởi vì, đu đủ xanh chứa chất gây co bóp tử cung cực kỳ dễ dẫn tới sẩy thai. Các thai phụ cần tránh xa đu đủ xanh để có thể bảo vệ thai nhi trong bụng mẹ. Dù là đang có thai hoặc đang chuẩn bị để có thai thì tốt nhất các chị em không nên ăn đu đủ xanh. Đặc biệt là các thai phụ được chẩn đoán dễ sẩy thai hoặc những bà bầu những tháng cuối thai kỳ càng không nên ăn. Ngoài ra, các mẹ chú ý không nên ăn hạt đu đủ vì hạt đu đủ chứa chất độc carpine. Carpine – chất gây rối loạn mạch đập, suy nhược tế bào thần kinh.

Đu đủ xanh là loại trái cây chứa rất nhiều vitamin như vitamin C, A, B12… và một số dưỡng chất như kali, magie, sắt, kẽm, chất xơ. Với những tác hại của đu đủ xanh như vậy thì liệu bà bầu ăn đu đủ xanh nấu chín được không ?

Câu trả lời tốt nhất là không nên. Theo nghiên cứu ở Ấn Độ, chất papain trong nhựa đu đủ gây hại cho phụ nữ mang thai và có thể sẽ gây ra những cơn co thắt tử cung, phù và xuất huyết nhau thai dẫn tới tỷ lệ sảy thai hoặc sinh non cao. Chất này không thể khử hoàn toàn khi nấu chín. Do đó, đu đủ xanh ăn sống hay nấu chín mẹ bầu đều không nên dùng.

Những lưu ý cho bà bầu khi sử dụng đủ đủ?

  • Nếu đã “lỡ” ăn phải đu đủ xanh trong lúc mang thai thì các mẹ cũng không nên quá hoảng hốt, lo lắng vì một lượng nhỏ cũng có thể chưa ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên, sau đó các mẹ bầu cần nên siêu âm để chắc chắn không có gì xảy ra với em bé.
  • Trong hạt đu đủ có chất carpine là một chất độc có thể gây rối loạn mạch đập, ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Do đó, cần loại bỏ hết hạt đu đủ trước khi ăn.
  • Mẹ bầu đang bị tiêu chảy, lạnh bụng không nên ăn đu đủ chín.
  • Cần để đu đủ ra ngoài tầm 15–20 phút sau khi để trong tủ lạnh rồi mới ăn.
  • Những thai phụ có hàm lượng đường trong máu cao chỉ nên ăn đu đủ chín 2 – 3 lần trong một tuần.