Cao ích mẫu có tác dụng gì?

Cao ích mẫu có tác dụng gì?

Kết hợp 3 vị thuốc ích mẫu, hương phụ, ngải cứu, cao ích mẫu có tác dụng chữa trị chứng rối loạn kinh nguyệt và đau bụng kinh. Thuốc có thể sử dụng lâu dài mà không gây hại cho người dùng. Cụ thể tác dụng của cao ích mẫu là:

  • Làm giảm đau đối với chứng đau bụng kinh, giúp điều chỉnh chu kỳ hành kinh, làm thông kinh, điều kinh.
  • Làm hạ huyết áp nhẹ và giảm nhịp tim trên nữ giới ở độ tuổi mãn kinh, làm giảm các triệu chứng khó chịu lúc hành kinh như cảm giác nóng bừng mặt, nhức đầu, cáu gắt…
  • Làm giảm đau ở vùng thượng vị của người có hội chứng dạ dày tá tràng.

Sản phẩm Cao ích mẫu kết hợp 3 vị thuốc: ích mẫu, hương phụ, ngãi cứu. Trong đó:

  • Ích mẫu có công năng hoạt huyết khứ ứ, lợi thủy tiêu phù, sinh huyết mới. Chủ trị chứng đau bụng kinh, kinh bế, huyết hôi ra không hết, phù thũng, đái không lợi.
  • Hương phụ có công năng hành khí chỉ thống, giải uất điều kinh, kiện vị tiêu thực. Giảm các triệu chứng: đau dạ dày, tiêu hóa kém, đau dây thần kinh ngoại biên, đau đầu, đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt.
  • Ngải cứu công năng chỉ huyết, trừ hàn thấp, điều kinh, an thai. Chủ trị kinh nguyệt không đều, băng huyết, rong kinh, thổ huyết, khí hư bạch đới, động thai.
uống cao ích mẫu có tác dụng gì

Cây ích mẫu là gì?

Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31195353/

  • Cao ích mẫu được bào chế từ một loại cây cùng tên là cây ích mẫu (tên khoa học là Leonurus japonicus, thuộc họ Lamiaceae), tên trong y học hiện đại là Herba leonuri, là loại cây có hoa. Một số nơi gọi cây ích mẫu với những cái tên khác như cây sung úy, ích minh, xác điến, làm ngài, chói đèn, chạ linh ho.
  • Cây ích mẫu có thân thảo, mọc thẳng, cao từ 30 – 120 cm, toàn thân và lá phủ lông mịn. Một cây ích mẫu có thể sống từ 1 – 2 năm.
  • Lá ích mẫu mọc đối từ gốc tới ngọn. Lá ở gốc hình thận, có cuống dát, mép có răng cưa. Lá ở thân trên cuống ngắn hơn, phiến lá xẻ sâu thành 3 thùy, sau đó từng thùy lại chia nhỏ tiếp.
  • Hoa ích mẫu trổ vào tháng 6 đến tháng 9, mọc thành vòng, không cuống, màu trắng, hoa có màu hơi đỏ hoặc đỏ tía.
  • Quả ích mẫu thuôn dài, màu hơi nâu có ba cạnh, kích thước nhỏ khoảng 2,5 mm.
  • Trước đây cây phân bố chủ yếu ở vùng Đông Á, các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia. Ngày nay, cây đã được di thực đến rất nhiều nơi khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, có thể dễ dàng tìm thấy loại cây này ở ven sông suối, những nơi đất ẩm và nhiều nhất vào mùa đông.
  • Toàn bộ cây (ích mẫu thảo) và quả (sung úy tử) có thể dùng làm thuốc.

Cao ích mẫu là gì?

Là sản phẩm dạng keo đặc được cô đặc từ cây ích mẫu kết hợp với 2 vị thuốc hương phụ và ngãi cứu . Để nấu được cao ích mẫu cần mất nhiều thời gian và có bí quyết để cao không bị cháy và vẫn đảm bảo được các công dụng dược lý. Trong đó nhiệt độ khi nấu cao được coi là một trong những yếu tố rất quan trọng.

Về cơ bản, nếu quá trình cô đặc cao đảm bảo về kỹ thuật thì tác dụng của cao ích mẫu và cây ích mẫu khá giống nhau. Người ta bào chế thành dạng cao chủ yếu để thuận lợi cho việc sử dụng được dễ dàng hơn. Vậy cao ích mẫu có tác dụng gì?

Cao ích mẫu được chỉ định dùng trong các trường hợp:

  • Kinh nguyệt không, đau bụng kinh.
  • Rối loạn kinh nguyệt trong thời kỳ mới bắt đầu có kinh và tiền mãn kinh .
  • Bị các triệu chứng trong giai đoạn tiền mãn kinh như cảm giác nóng bừng mặt, nhức đầu, cáu gắt, đau bụng, khó chịu,…

Dùng cao ích mẫu như thế nào là hiệu quả?

Khi gặp phải các trường hợp trên thì:

  • Người lớn uống cao ích mẫu 2 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 1 muỗng canh (khoảng 15ml).
  • Không khuyến cáo cho trẻ em dưới 12 tuổi dùng loại thuốc này.

Lưu ý khi sử dụng cao ích mẫu

Cao ích mẫu có tác dụng tốt cho phụ nữ nhưng không được sử dụng ở phụ nữ có thai nhưng phụ nữ đang cho con bú vẫn có thể dùng được.

Không khuyến cáo cho những người dùng mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.