Cao trăn có tác dụng gì?

Cao trăn có tác dụng gì?

Cao trăn có tác dụng điều trị phong tê thấp trong thời gian mãn kinh, chữa mất sức sau khi sinh, điều hòa chứng nổi nóng vô lý trong giai đoạn tiền mãn kinh ở nữ giới. Ngoài ra cao trăn còn có công dụng làm đẹp da, trị nám, trị tàng nhang.

Tuy nhiên, đáng lưu ý rằng việc sử dụng cao trăn đã gặp phải nhiều chỉ trích vì vấn đề đạo đức và bảo vệ động vật. Con trăn là một loài bị đe dọa và việc săn bắt chúng để lấy nhầy đã gây ra tình trạng suy giảm số lượng trăn trong tự nhiên.

Cao trăn có tác dụng gì
Cao trăn có tác dụng gì?

Ngoài ra, không có đủ bằng chứng y khoa chính thức để xác định hiệu quả và an toàn của cao trăn. Do đó, trước khi sử dụng bất kỳ loại sản phẩm thuốc nào, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế có kinh nghiệm.

Cao trăn có nhiều tác dụng đối với phụ nữ

  • Chữa bệnh mất sức sau khi sinh ở phụ nữ (sau 3 tháng). Giúp điều hoà được triệu chứng “bốc hoả từng cơn” vô lý trong giai đoạn tiền mãn kinh, bởi tính âm trong dược tính của cao.
  • Điều trị đau nhứt xương khớp, trừ thấp, nhức xương, các chứng bệnh đau lưng, đau chân, phong tê thấp trong việc đi lại sau thời kì mãn kinh. Đặc biệt hữu hiệu với những trường hợp mà cơn đau kéo dài dai dẳng, gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
  • Giúp tình trạng làn da cải thiện một cách tích cực: chống lão hóa, trị nám, giảm màu tàn nhang, khiến bề mặt làn da mịn màng hơn.
  • Tác dụng tăng cường thính giác, khả năng bài tiết nước bọt, kích thích ăn uống, tăng cường sức khỏe, giúp tăng cân.

Cao trăn gây liệt dương

  • Trong cao trăn có dược tính âm rất mạnh hay chứa các chất ngăn cản sự sản sinh ra các hoóc môn nam. Vì vậy ảnh hưởng đến khả năng sinh lý của nam giới, gây ra liệt dương vĩnh viễn.
  • Cao trăn có tác động tới sức khỏe và khả năng sinh dục của nam giới rất mạnh mẽ. Sử dụng một lạng cao trăn trong vòng nửa tháng có thể thấy cơ thể thường xuyên mệt mỏi, rệu rã và không còn ham muốn tình dục.

Cao trăn là gì?

Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/6643732/

Cao trăn là thực phẩm chức năng được dùng phổ biến như một vị thuốc trong đông y. Khác với cao của các loài động vật khác. Cao trăn là sản phẩm chế biến từ thịt và xương trăn theo một công thức riêng.

Có 2 loại trăn đó là: Trăn mốc (có tên khoa học là Python molurus Linnaeus) tạo ra cao toàn tính và Trăn mắt võng (có tên khoa học là Python reticulatus) thành phẩm là cao xương trăn. Loài trăn được dùng nấu cao đa phần là loài trăn mốc, vì có hàm lượng cao nhiều hơn các loài trăn khác.

Thành phần của cao trăn

  • Trong cao trăn có chứa: Đạm toàn phần, đạm formol, acid amin tự do, chất béo và các nguyên tố vi lượng khác. Theo Đông y, cao trăn có vị ngọt, tính bình, ứng với bì, cốt, thận và khớp.
  • Cao toàn tính: có rất nhiều chất bổ dưỡng và nhiều loại axit amin và nguyên tố vi lượng. Là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho những người gầy yếu và chị em phụ nữ.
  • Cao xương trăn: thành phần chính chủ yếu là khoáng chất, canxi và các vitamin.

Một số những trường hợp không nên sử dụng cao trăn

Đây cũng là câu hỏi và thắc mắc của không ít người khi phân vân có nên chọn mua cao trăn hay không. Dù có công dụng rất tốt nhưng cao trăn chỉ thích hợp với một phạm vi đối tượng người dùng nhất định, không phải với bất kỳ ai cao trăn cũng phát huy tác dụng của mình hay thậm chí còn có thể gây hại cho cơ thể. Sau đây là một vài trường hợp không nên tự ý sử dụng cao trăn:

  • Nam giới ở độ tuổi thanh niên và trung niên vì có khả năng nguy cơ liệt dương vĩnh viễn mà không thể hồi phục hay chữa trị.
  • Không uống cao trăn với chè đặc, hạn chế ăn tỏi, ớt, thịt trâu, thịt chó sau khi sử dụng cao trăn.
  • Không dùng cao trăn cho người suy gan, thận, phụ nữ đang mang thai hoặc trẻ nhỏ, người bị béo phì (vì uống cao trăn sẽ gây ra tăng cân).
  • Người bị gout giảm liều dùng xuống còn một nửa.

Trước đây có khá nhiều người đã tìm hiểu và dùng cao trăn. Tuy nhiên, do đặc tính của loại cao này có tác dụng phụ nên mọi người đã dè chừng và hiện tại loại cao này không còn được ưa chuộng nhiều. Vì vậy, trước khi muốn sử dụng thì bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn cách trị liệu phù hợp.