Cây thù lù chữa bệnh gì?

Cây thù lù có thể được dùng làm thuốc chữa bệnh cảm, ho có đờm, tiểu đường, đau dạ dày, viêm khí quản ở người cao tuổi. Dùng thù lù khô 20g, đun nước uống trong 4 ngày để trị các triệu chứng ho khan, viêm họng, sưng họng. Người mắc thủy đậu và ban đỏ hoặc muốn dùng để lợi tiểu cũng có thể áp dụng bài thuốc này.

Cây thù lù chữa bệnh gì?
Cây thù lù chữa bệnh gì?

Cây thù lù chữa bệnh cảm

Thù lù rất tốt cho những người có triệu chứng nôn nấc, ho nhiều đờm, yết hầu sưng đau, cổ họng sưng và đau rát. Cây thù lù sẽ giúp làm dịu cổ họng, giảm sưng viêm một cách đáng kể đồng thời giúp cổ họng thông thoáng và dễ chịu hơn.

Cây thù lù chữa ho có đờm

Đối những người đang bệnh ho có đờm thì thù lù có tác dụng rất tốt trong việc tiêu đờm, làm thông thoáng cổ họng, khiến cổ họng của bạn giảm viêm đáng kể.

Cây thù lù trị bệnh tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường sẽ có một lượng đường trong máu khá cao. Khi sử dụng cây thù lù sẽ giúp điều hòa lượng đường trong máu từ đó làm giảm đi lượng đường đáng kể trong cơ thể, hỗ trợ điều trị rất tốt cho những người tiểu đường.

Cây thù lù trị đau dạ dày

Người mắc chứng bệnh đau dạ dày, khó tiêu hay ợ nóng nên sử dụng là cây thù lù thường xuyên sẽ giúp điều trị và hỗ trợ rất tốt cho các bệnh lý liên quan đến các chức năng của dạ dày. Ngoài việc xay uống, lá thù lù còn có thể được dùng để ăn sống như một loại rau gia vị hằng ngày, vừa dễ ăn vừa hỗ trợ tối đa trong việc điều trị các bệnh về dạ dày.

Cây thù lù điều trị viêm khí quản ở người cao tuổi

Người già thường có hệ hô hấp tyếu hơn nhiều so với những người bình thường thường vì vậy việc tăng cương hệ miễn dịch đồng thời tăng cường chức năng của phổi là điều hết sức cần thiết. Người lớn tuổi và người già nên thường xuyên sử dụng thù lù để sắc nước uống hằng ngày sẽ giúp làm thông thoáng khí quản, đồng thời hạn chế các bệnh về đường hô hấp cho người cao tuổi.

Tìm hiểu về cây thù lù, cây thù lù có mấy loại?

Cây thù lù là loại thảo mộc mọc ở những vùng đất hoang hoặc trên những bờ ruộng quanh năm. Cây thù lù còn có tên khác là cây tầm bóp, cây lồng đèn. Thù lù là loại cây thân thảo, cao khoảng từ 50 đến 90 cm. Lá của cây có hình bầu dục, mọc so le nhau dài khoảng 30 đến 35mm. Hoa thù lù mọc đơn độc từ nách lá, cuống.  Đài của hoa có hình chuông, có lông, chia ra từ giữa thành 5 thùy. Quả thù lù có hình tròn và nhẵn, quả non có màu xanh và quả chín thì có màu đỏ. Bên trong của quả có nhiều hạt và khi chín có thể ăn được, khi ăn có vị chua và ngọt. Đặc biệt khi chín, quả của thù lù sẽ bắt đầu chuyển dần sang màu đỏ, bên trong chứa rất nhiều hạt được bao trùm bởi lớp vỏ bên ngoài.

Cây thù lù được phân loại thành 4 loại khác nhau:

Thù lù cạnh

Loại phổ biến nhất, có chiều cao từ 50 đến 90cm. Lá hình bầu dục, mọc so le và có màu xanh. Hoa màu trắng, 5 cánh, nhụy vàng. Quả tròn, mọng, khi chưa chín có màu xanh, sau chuyển sang màu cam vàng hoặc đỏ. Quả của cây thù lù có thể xuất hiện quanh năm.

Thù lù nhỏ

Cây có chiều cao khoảng 40cm, thân có lông. Lá mặt có lông mịn và mép răng cưa. Hoa màu vàng nhạt, tràng hoa có đốm nâu.

Thù lù lông

Loại cây cao gần 1m, thân nhiều lông và nhiều cành. Hoa màu vàng, mọc từng bông đơn và có lông. Tràng hoa hình quả chuông.

Thù lù đực

Cây cao từ 50 đến 80cm, thân có nhiều lông và cành. Lá hình bầu dục, mềm nhẵn. Hoa màu trắng, mọc thành từng tán nhỏ ở kẽ lá. Quả ban đầu màu xanh, sau chuyển sang màu đen tím khi chín. Loại này chứa chất độc và có mùi hôi khi vò lá.

Cây thù lù có trị bệnh gan không?

Cây thù lù được sử dụng trong phương pháp điều trị bệnh gan trong Đông y. Lương y Nguyễn Văn Thông, một thành viên của Hội Đông y huyện Tịnh Biên, đã sử dụng thù lù cùng với một số loại cây thuốc khác để chữa trị cho một người đàn ông mang khối u trong gan. Trong bài thuốc của ông Thông, thù lù được coi là một trong những loại thuốc quan trọng nhất trong việc điều trị bệnh gan.

Tuy nhiên, việc sử dụng thù lù cũng được kết hợp với các loại cây thuốc khác như cỏ hôi, ngũ trảo, ô rô và nhiều loại cây dược liệu khác. Mỗi loại cây thuốc này có vai trò nhất định trong việc hỗ trợ hoặc điều trị các vấn đề liên quan đến gan.

Cây thù lù ăn được không? Cây thù lù có độc không?

Cả tầm bóp và thù lù đều là loại rau dại được sử dụng trong ẩm thực và y học dân gian, tuy nhiên, chúng có những đặc điểm khác nhau hoàn toàn.

Rau tầm bóp, cũng như quả của nó, không có độc. Cây tầm bóp phổ biến ở vùng nông thôn và miền núi Việt Nam, thường mọc hoang ở mọi nơi. Đây là loại rau dễ ăn và thường được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon. Rau tầm bóp có vị đắng, tính mát, và có hiệu quả tốt trong việc chữa trị các bệnh dạ dày và giải nhiệt.

Cây thù lù đực chứa độc
Cây thù lù đực chứa độc

Ngược lại, cây thù lù đực chứa độc. Cây thù lù đực, hay còn gọi là lu lu đực, là loại rau dại có tên khác nhau và được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực và y học dân gian. Tuy nhiên, quả của cây thù lù đực chứa nhiều độc hơn so với ngọn và lá non của nó. Việc sử dụng cây thù lù đực làm thực phẩm cần được chế biến cẩn thận để đảm bảo loại bỏ hoặc phân hủy chất độc.

Trên đây là những thông tin hữu ích xoay quanh câu hỏi “Cây thù lù chữa bệnh gì?” , Las Việt Nam hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn đọc biết rõ về cây thù lù cũng như sử dụng cây thù lù một cách thông minh và cẩn thận. Bên cạnh đó, bạn cũng tham khảo ý kiến bác sĩ về cây thù lù để đạt được hiệu quả như mong muốn.