Lá dâu tằm có tác dụng gì?

Lá dâu tằm có tác dụng gì?

Lá dâu tằm có những tác dụng sau đây:

  1. Tác dụng 1: Cây dâu tằm chữa đau mắt, viêm kết mạc
  2. Tác dụng 2: Trị chảy máu cam
  3. Tác dụng 3: Trị ho khan, ho ra máu, ho kinh niên
  4. Tác dụng 4: Trị huyết áp cao
  5. Tác dụng 5: Trị ra mồ hôi trộm ở trẻ em
  6. Tác dụng 6: Trị tóc bạc, tóc rụng
  7. Tác dụng 7: Trị mất ngủ
  8. Tác dụng 8: Trị bỏng
    Lá dâu tằm có tác dụng gì
    Lá dâu tằm có tác dụng gì?

Cây dâu tằm chữa đau mắt, viêm kết mạc

Lá dâu tươi đem phơi khô, giã nát rồi đốt thành than đen nấu lấy nước rửa mắt, liên tục trong nhiều ngày mắt sẽ bớt đau, bớt sưng tấy.

Trị chảy máu cam

Khi bị chảy máu cam, bạn chỉ cần lấy một nắm lá dâu tằm vò nhẹ và nhét trực tiếp vào lỗ mũi, máu sẽ nhanh chóng được cầm lại ngay lập tức.

Trị ho khan, ho ra máu, ho kinh niên

Rễ cây dâu tằm đào lên, rửa sạch, bỏ vỏ, bỏ lõi ở bên ngoài rồi sau đó ngâm với nước gạo trong vòng 24 giờ. Cuối cùng phơi trong bóng mát rồi sao vàng hạ thổ để trừ khử chất độc.

Mỗi khi bị ho, có thể lấy khoảng 10 – 16g rễ dâu tằm sắc nước uống. Nếu ho dai dẳng lâu ngày, thêm vào đó 10g rễ cây chanh (cũng làm sạch, phơi khô, sao vàng hạ thổ) để thuốc tăng thêm công dụng.

Trị huyết áp cao

Lá Dâu và hạt ích mẫu nấu nước ngâm chân buổi tối 30-40 phút trước khi đi ngủ.

Trị ra mồ hôi trộm ở trẻ em

Lấy khoảng 7 – 9 lá Dâu tằm, 6g Hoàng kì, 8g hạt Sen đem nấu nước lên, cho vào đó một ít đường phèn hoặc đường kín để tạo độ ngọt rồi cho bé dễ uống. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1/3 ly cà phê nhỏ.

Trị tóc bạc, tóc rụng

Sử dụng lá dâu tằm nấu với nước bồ kết để gội đầu.

Bên cạnh đó, có thể lấy trái dâu tằm đã chín đen, 1 ít hà thủ ô đem ngâm với rượu uống sẽ giúp tóc có màu đen óng, lâu bạc.

Cây dâu tằm bổ huyết, an thai

Trị mất ngủ

Lấy 60g quả dâu tằm đã chín tươi hoặc 30g quả sấy khô đem sắc nước uống hằng ngày. Mỗi ngày 2 lần vào chiều và tối.

Trường hợp mất ngủ kinh niên, dùng 15g quả dâu chín, 15g Thục địa, 15g Bạch thược sắc lấy nước uống.

Trị bỏng

Trị bỏng từ dâu tằm là cách rất đơn giản và nhanh chóng. Chọn những quả dâu tằm chín tươi, vắt lấy nước cốt để bôi, rửa hoặc đắp lên vết bỏng hằng ngày. Chỉ trong vòng 1 tuần, vết thương sẽ nhanh chóng hồi phục và lành lặn.

Ngoài ra, dâu tằm còn có khả năng kích thích ăn ngon, ngủ tốt, giúp da dẻ hồng hào, máu huyết lưu thông, giảm đau họng,…

Những thông tin về cây dâu tằm

Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35656460/

Đặc điểm

  • Cây dâu tằm có tên khoa học là Morus alba L, hay còn được gọi là cây Tầm tang, Mạy môn (Thổ), Dâu cang (Mèo).
  • Cây thân gỗ, cao 2-3 m. Lá mọc so le, hình bầu dục, đầu lá nhọn hoặc hơi tù. Quả mọc trong các lá đài, màu đỏ, sau đen sẫm, có thể ăn được, dùng làm thuốc hoặc ngâm rượu để uống, mùi thơm, vị chua ngọt.

Phân bố, thu hái cây dâu tằm

  • Thường mọc nhiều ở các vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Ở nước ta do có điều kiện phát triển mà cây thường mọc ở khắp mọi nơi.

Thu hoạch

  • Mùa hoa tháng 4-5, mùa quả tháng 5-7.
  • Cây thường được dùng quả nấu rượu và làm thuốc, ngoài ra còn dùng lá để nuôi tằm.

Bộ phận dùng

  • Lá, vỏ rễ và quả.
  • Lá non hoặc bánh tẻ thu hái vào đầu mùa hè. Vỏ rễ thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc phơi khô. Quả hái khi chín.

Lưu ý trong sử dụng cây dâu tằm

  • Thể trạng yếu, ho không đờm, ho vì lạnh mà không có biểu hiện nóng sốt thì không được sử dụng tang bạch bì.
  • Bệnh nhân đại tiện lỏng, tiêu chảy kéo dài không rõ nguồn gốc, không sử dụng tang thầm.
  • Những người bị viêm tiết niệu, các bệnh liên quan đến thận, gan, bàng quang và mộng tinh thì không sử dụng tang phiêu tiêu.
  • Những người phụ nữ cho con bú không nên sử dụng những vị thuốc từ cây dâu tằm.

Cây dâu tằm là loại cây đem đến nhiều giá trị, vừa cung cấp nguồn thức ăn bổ dưỡng lại vừa được dùng để chế biến thuốc, điều trị nhiều bệnh thường gặp. Tuy nhiên hãy chú hơn trong cách sử dụng vì chúng có thể để lại tác dụng phụ không mong muốn.

Dâu tằm là loại cây đem đến nhiều hiệu quả mà chúng ta vẫn thường hay sử dụng. Mong rằng qua bài viết trên sẽ giúp các bạn giải đáp được thắc mắc lá dâu tằm có tác dụng gì, hiểu hơn về những công dụng của nó và sử dụng một cách hợp lý. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe.