Cách sử dụng bột lá cẩm túi lọc siêu tiện lợi
Quy trình sản xuất
Cây lá cẩm được thu hoạch cả cành, không quá già hay quá non, lá có màu xanh đậm.
Quy trình sản xuất
Cây lá cẩm được thu hoạch cả cành, không quá già hay quá non, lá có màu xanh đậm.

Những cành lá cẩm được rửa sạch nhẹ nhàng bằng nước để làm sạch các chất bẩn như đất cát và các vi sinh vật bám dính trên bề mặt lá, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tốt nhất.
Cành lá cẩm tím sau khi rửa sạch, được để ráo nước rồi cho vào máy để cắt khúc.
Xếp vào khay rồi cho vào lò sấy để tiến hành sấy khô lá cẩm tím.
Lá cẩm tím sau khi sấy khô vẫn giữ được màu và mùi thơm đặc trưng.
Lá cẩm sấy khô được nghiền thành bột rồi mang đi đóng gói.
Thành phần có trong bột lá cẩm tím:
- Không lẫn tạp chất
- Không chất bảo quản
- Không chất tạo màu
- Không chất tạo mùi
Mua bột lá cẩm tím nấu xôi ở đâu?
Để mua bột lá cẩm tím, quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin sau:
Công ty TNHH LAS Vietnam
Địa chỉ: 25 đường số 7, phường Tam Bình, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Số điện thoại: 0909.625.109
Email: [email protected]
Bột lá cẩm là loại bột được tạo thành từ quá trình phơi khô và sấy lá cẩm ở nhiệt độ thích hợp – loại lá được dùng phổ biến để nhuộm màu cho thực phẩm hoặc chế biến các món ăn. Đây là một trong những loại bột tạo màu tự nhiên, đẹp mắt và an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng. Bột lá cẩm hiện nay được sử dụng khá nhiều và gần như thay thế cho cả lá cẩm tươi, được dùng nhiều trong các món như xôi, chè, thạch,…nhưng không phải ai cũng biết phương pháp nhuộm đúng cách và làm thế nào để tạo ra màu sắc hài hòa cho món ăn. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để bỏ túi bí quyết riêng cho mình nhé!
Bột lá cẩm là gì?
Bột lá cẩm là loại bột được chế biến 100% từ lá cẩm tươi, được sản xuất theo công nghệ hiện đại nhưng không làm biến đổi bất cứ thành phần nào trong lá cẩm, hoàn toàn tự nhiên, không chất phụ gia, không hóa chất, không lẫn tạp chất và đặc biệt là vẫn giữ được hương vị và mùi thơm đặc trưng của lá cẩm. Khi muốn sử dụng, chỉ cần hòa bột vào nước nóng, khuấy cho tan và đợi đến khi lên màu, lọc qua rây để loại bỏ những cặn bẩn chẳng may hòa lẫn vào bột rồi đem đi chế biến.
Nguồn gốc của bột lá cẩm
Bột lá cẩm được tạo thành từ lá của cây lá cẩm. Cây có tên khoa học là Peristrophe roxburghiana, là một loài thực vật có hoa thuộc họ Ô rô (Acanthaceae). Cây mọc tập trung chủ yếu ở các nước Đông Nam Á (Việt Nam), từ Assam tới Sri Lanka, Java, Nam Trung Quốc và Đài Loan. Hiện nay, có hai loại chính được sử dụng làm bột là lá cẩm tím và lá cẩm đỏ. Sự khác nhau của 2 loại lá này được phân biệt như sau:
- Lá cẩm đỏ (tên gọi khác là Chằm thủ): Lá có hình bầu dục, gốc lá thon, có màu xanh đậm, nhiều lông, mặt trên lá thì không có những đóm trắng, dịch chiết ra có màu đỏ.
- Lá cẩm tím (hayChằm lai): Lá có màu tím hồng, hình trứng, gốc tròn, có màu xanh nhạt, khá mỏng, chứa ít lông, có nhiều đốm trắng dọc theo gân lá, dịch chiết ra có màu tím.
Đặc điểm của cây lá cẩm
- Thuộc dạng cây cỏ, sống lâu năm, khi sinh trưởng có chiều cao tối đa đạt đến khoảng 50 -100cm.
- Lá đơn, dài, hình bầu dục hay hình trứng, kích thước dài 2 – 10cm, rộng 1,2 – 3,6cm. Gốc lá thuôn nhọn.
- Hoa 2 thùy, mọc thành chùm ngắn ở ngọn hay nách lá, cánh hoa màu tím hay hồng, ra hoa vào tháng 10 và tháng 11.
Quy trình sản xuất bột lá cẩm an toàn chất lượng
Từ xa xưa thì cây lá cẩm đã được biết đến là loại cây có vị ngọt nhạt, tính mát, có khả năng chữa được các bệnh như ho, viêm phế quản, nhiều đờm,…đồng thời cũng được sử dụng trong chế biến thức ăn nhờ vào khả năng nhuộm màu của mình. Tuy nhiên việc sử dụng lá tươi sẽ mất khá nhiều thời gian chế biến và không bào quản được lâu, chính vì điều đó đã tạo điều kiện cho bột lá cẩm ra đời. Dưới đây là các công đoạn sản xuất để cho ra bột lá cẩm đang được sử dụng rộng rãi hiện nay:
- Bước 1: Thu hoạch cắt cành cúa cây lá cẩm ở giai đoạn bánh tẻ (cây phát triển đầy đủ, không già không non), lá bắt đầu chuyển màu xanh thẫm (khoảng 3-5 tháng thu hoạch 1 lần) chiều cao của cây đạt đến khoảng 30cm là thời điểm thu hoạch tốt nhất.
- Bước 2: Tiến hành cắt bớt phần thân già và nhặt bỏ các thành phần tạp chất như lá úa, lá khô, lá bị sâu, rác bẩn trên cành lá cẩm.
- Bước 3: Rửa sạch lá, rửa nhẹ nhàng để lá không bị dập nát.
- Bước 4: Sau khi lá cẩm được rửa sạch, dùng công nghệ hong khô cho lá, sau đó sẽ cắt thành khúc tầm 3 – 4cm.
- Bước 5: Cho lá đã cắt khúc vào lò sấy ở nhiệt độ thích hợp (có thể sấy thăng hoa hoặc sấy lạnh) nhằm giữ được màu và mùi thơm đặc trưng của lá cẩm, tiếp đến mang đi chế biến thành dạng bột mịn khô.
- Bước 6: Đóng gói và bảo quản trong kho lạnh.
Lưu ý: Sau khi thu hoạch xong, mang lá cẩm đi chế biến bột ngay, không để lá trong thời gian dài, vì điều đó sẽ làm cho bột thành phẩm không còn giữ được mùi hương tự nhiên và màu sắc đẹp mắt của lá cẩm.
Công dụng có trong bột lá cẩm
- Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, hấp thụ tia UV: Trong thành phần bột lá cẩm có chứa Anthocyanin, hợp chất giúp kháng khuẩn, kháng nấm hiệu quả. Đồng thời giúp hấp thu tia UV giúp bảo vệ da trước tác hại của ánh sáng mặt trời.
- Chống lão hóa và ngăn ngừa sự phát triển của các khối u, bướu: Hợp chất Anthocyanin còn có tác dụng chống oxy hóa, hạn chế các khối u và phòng chống bệnh ung thư.
- Tác dụng làm đẹp: Bột lá cẩm giúp da mịn màng, căng bóng, giảm dầu, sáng da. Đặc biệt là tác dụng trị mụn khi sử dụng dưới dạng mặt nạ.
Ưu điểm của bột lá cẩm
- Có nguồn gốc hoàn toàn từ Việt Nam với những nguyên liệu quen thuộc và công nghệ sản xuất tiên tiến.
- Dễ dàng sử dụng, tiết kiệm thời gian sơ chế, dọn dẹp trong nấu nướng: Chỉ cần pha bột với nước ấm hoặc sôi là có thể dùng ngay.
- Dễ dàng bảo quản và vận chuyển: Nhờ kích thước nhỏ gọn và tiện lợi nên bột lá cẩm rất thuận lợi cho việc lưu giữ cũng như vận chuyển.
- Đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm: Công đoạn thu hoạch, sơ chế lá cẩm tươi ban đầu được chọn lọc rất nghiêm ngặt, qua nhiều công đoạn. Đặc biệt, không thêm bất cứ chất phụ gia độc hại nào khi chế biến bột, nên bột luôn đảm bảo an toàn đối với sức khỏe con người.
Cách bảo quản tốt bột lá cẩm
Sau quá trình sản xuất bột lá cẩm, thì việc giữ cho bột có thể sử dụng lâu dài và vẹn nguyên chất lượng (màu sắc, hương vị và thành phần bột) là quá trình hết sức quan trọng. Dưới đây là cách bảo quản và lưu giữ bột lá cẩm hiệu quả nhất:
- Bảo quản bột lá cẩm ở nhiệt độ thường, khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm ướt, tránh ánh nắng trực tiếp. Tốt nhất là bảo quản trong tủ lạnh.
- Khi chưa sử dụng hết bột, chỉ cần buộc kín miệng bột còn dư rồi đem cho vào hủ hoặc túi kín.
Ứng dụng của bột lá cẩm trong chế biến món ăn
Xôi bột lá cẩm
Nguyên liệu:
- 500g gạo nếp ngon (nếp hương, gạo nếp cái,…).
- 100g đậu xanh tách vỏ.
- 100g đường cát.
- 30g bột lá cẩm.
- 100ml nước cốt dừa.
- 60g vừng hoặc mè.
Cách chế biến:
- Vo sạch gạo, nhằm loại bỏ sạch vỏ và chấu lẫn trong gạo nếp. Đậu xanh đem vo rồi ngâm đến khoảng 2 – 3 tiếng cho nở.
- Đổ nước lạnh vào ngâm gạo trong khoảng 6-8 tiếng hoặc ngâm qua đêm để gạo được mềm hơn. Sau đó vớt gạo ra cho ráo nước.
- Hòa bột lá cẩmvới nước với ấm và dùng đũa khuấy đều, để khoảng 30 phút (60 – 70oC), chờ cho đến khi nước bột có màu tím đậm thì đem lọc qua rây để loại bỏ cặn bẳn.
- Cho gạo vào ngâm với nước bột lá cẩmkhoảng 15-30 phút để gạo có màu tím.
- Vớt gạo ra cái nồi để nấu xôi. Hấp xôi khoảng 15 phút thì cho một ít nước cốt dừa và đường trộn đều lên, sau đó đạy nấp lại. Cứ 10 phút đảo đều xôi 1 lần, mỗi lần đảo cho thêm đường và nước cột dừa vào. Đậy kín nắp cho đến khi chín.
- Đậu xanh sau khi nở cho vào nồi nấu xâm xấp mặt nước. Khi đậu chín thì tán nhuyễn, cho thêm đường và nước cốt dừa vào khuấy đều. Đun nhỏ lửa đến khi đặc sệt lại thì tắt bếp.
- Vừng hoặc mè đem rang vàng.
- Xôi khi chế biến xong cho ra dĩa trưng bày, trán nhẹ một lớp đậu lên bề mặt, thêm tí mè vào và thưởng thức.
Chè trôi nước lá cẩm
Nguyên liệu:
- 400 g bột nếp.
- 400 g bột lá cẩm.
- 1 ít dầu ăn.
- 100 – 150g đường.
- 200 g đậu xanh.
- Nước cốt dừa.
- 1 củ gừng, muối, lá dứa.
- 1/2 chén mè rang hoặc đậu phộng.
Cách chế biến:
- Bột lá cẩm đem hòa với nước ấm (60 – 70oC), khuấy đều khoảng 30 phút rồi đem lọc. Cho nước bột lá cẩm từ từ vào bột nếp sao cho bột khi nhào có độ dẻo mịn, có thể tạo thành khối.
- Đậu xanh ngâm cho mềm rồi hấp chín. Tán nhuyễn đậu rồi cho đường vào nêm nếm, xào đậu đến khi mịn. Sau đó để nguội, sử dụng dầu ăn thoa lên lòng bàn tay, rồi vo viên đậu.
- Vo viên bột nếp rồi ấn dẹt cho nhân đậu xanh vào gói lại vo tròn.
- Nấu 2 nồi nước sôi, 1 nồi luộc, 1 nồi nấu chè. Khi luộc viên bột chín nổi lên vớt ra cho vào nồi nước nấu chè đã thêm đường cùng 1 ít gừng giã bên cạnh để lửa nhỏ.
- Nước cốt dừa nấu cho ít muối, đường và lá dứa từ từ vào đến khi nước dừa có độ sệt.
- Đậu phọng hoặc mè đem rang vàng.
- Múc chè ra chén chan nước cốt dừa, rắc mè hoặc đậu phọng lên và thưởng thức.
Với những ưu điểm và công dụng tuyệt vời trên, bột lá cẩm đang là sản phẩm chất lượng nhất đối với sức khỏe con người. Vậy bạn còn chần chờ gì nữa mà không sở hữu ngay loại bột này trong căn bếp nhà mình đi nào. Hi vọng những thông tin bài viết trên đây đã mang đến cho bạn và gia đình những kiến thức bổ ích, góp phần có thêm những bí quyết nấu món ăn ngon cũng như bảo vệ tốt bản thân trước bệnh tật.