Rau rừng Tây Ninh là gì?
Rau Rừng Tây Ninh là sự kết hợp của rất nhiều loại rau mọc hoang dã tự nhiên ở ven sông, đặc trưng của vùng đất Tây Ninh. Trước đây thì người dân Tây Ninh thường tìm những loại rau này về để ăn kèm với các món ăn thường ngày như bánh xèo, bánh canh hay bánh tráng. Tuy nhiên, sự độc đáo, lạ miệng trong cách kết hợp các vị chua – chát – nồng rau đã khiến món ăn trở nên cực kỳ hấp dẫn đối với các du khách và dần nổi tiếng vang dội khắp vùng.
Các loại rau rừng thường có trong rau rừng Tây Ninh
Rau nhái
Rau nhái hay rau sao nhái là một trong những loại rau được kết hợp trong món rau rừng Tây Ninh. Rau nhái được dùng để ăn sống hoặc làm rau trộn như Salad là món ăn truyền thống. Lá rau nhái dù non hay già đều mềm và ăn sống được, hương vị lá có mùi hương thơm nhẹ của quả xoài nên rất dể ăn.

Lá rau nhái la được người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long làm món rau sống ăn riêng hoặc ăn chung với nhiều loại rau khác. Rau nhái thường được ăn với cá linh, cá đồng kho, thịt kho, mắm kho…trong những bữa cơm dân dã, đạm bạc ở miền quê. Lá rau nhái còn được dùng để ăn với bánh xèo, làm nộm, bóp gỏi, làm nhân bánh tráng cuốn, xào, nấu canh, nhúng lẩu…
- Tên gọi khác: Rau sao nhái,
- Tên tiếng Anh: Wild cosmos.
- Tên khoa học: Cosmos caudatus Kunth
Cây rau nhái (Cosmos caudatus) thuộc loài cây thân thảo hằng niên. Thường mọc hoang cặp theo bờ ruộng, trên vườn đất ẩm, trên nương, rẩy…loài cây này cạnh tranh mạnh trong quần thể cỏ dại hai lá mầm.
- Thân: Cây thân thảo mọc đứng, chiều cao biến động từ 0,3 – 2 m (có thể đến 3 m). Vỏ thân màu xanh nhạt có nhiều phớt tím, trơn láng hoặc có lông thưa.
- Rễ: Rể trụ, có nhiều rể con, mọc mạnh trong đất ẩm.
- Lá: Lá kép 3 lần, mọc so le, gốc cuống phát triển thành bẹ, cuống dài 1-7 cm, bề dài của lá kép 10-20 cm, lá chét mọc đối diện (bipinnate), có 1 lá chét ở đỉnh. Lá chét hình thon đỉnh nhọn đơn giản, gân lá hình lông chim, lá non và lá già đều mềm.
- Hoa: Hoa mọc đơn độc hoặc từng cụm với vài hoa. Hoa kép mọc ở phần đỉnh của cây. Cụm hoa hình đầu, trên cuống chung dài, mảnh đơn độc hay hợp thành thuỳ thưa. Lá bắc tổng bao dạng thuôn hình giáo nhọn đầu. Vòng hoa ngoài có cánh môi lớn, mỏng có gân và đỉnh chia răng không đều màu hồng phớt tím (để phân biệt các loài tương cận có hoa màu tím, màu vàng hay màu cam). Hoa ở giữa hình ống nhỏ, màu vàng. Trong tự nhiên cây ra hoa sau mọc khoảng 1 tháng, cây ra hoa mạnh trong các tháng 6-11.
- Quả: Quả bế thuôn có mỏ, mổi hoa có 5-10 quả.
Cây Rau nhái sống và phát triển tốt ở môi trường đất cạn, ẩm và có sức cạnh tranh mạnh với các loài cỏ thân thảo hai lá mầm khác, cạnh tranh yếu với các loài cỏ họ hòa thảo như cỏ chỉ, cỏ ống, cỏ tranh, sậy…Loài cây này dể trồng và cho sản lượng cao nếu bón phân và chăm sóc tốt.
Thành phần hóa học có trong rau nhái
Theo các tài liệu của Indonesia, Norazlina Mohamed et al. (2012), trong lá cây rau nhái chứa 0,3% protein, 0.4% chất béo và carbohydrate. Trong lá giàu lacsium và vitamin A.
Lá rau nhái chứa đến 20 chất có tác dụng chống oxy hóa (AEAC) đã được xác định. Các chất chống oxy hóa chính là các protosianidin trong dimer như: hecsamer, cuersetin glycoside, axit chlorogenic, axit neochlorogenic, axit kripto-chlorogenic…
Trong 100 gram lá rau nhái tươi chứa 2400 mg L-acid ascorbic (Vitamin C) nên là nguồn cung cấp Vitamin C dễ nhất.
Thành phần chất carbohydrate, protein, muối khoáng và vitamin trong lá rau nhái hơn hẳn so với bắp cải và nhiều loại rau thông dụng khác.
Công dụng của rau nhái
Lá rau nhái dù non hay già đều mềm và ăn sống được, hương vị lá có mùi hương thơm nhẹ của quả xoài nên rất dể ăn. Lá rau nhái có thể dùng để ăn sống, bóp gỏi, xào, nấu với nhiều món khác nhau.
Ở Việt Nam: Lá rau nhái được người dân vùng ĐBSCL dùng làm món rau sống ăn riêng hoặc ăn chung với nhiều loại rau tập tàng khác. Rau nhái thường được ăn với cá linh, cá đồng kho, thịt kho, mắm kho…trong những bữa cơm dân dã, đạm bạc ở miền quê.
Lá rau nhái còn được dùng để ăn với bánh xèo, làm nộm, bóp gỏi, làm nhân bánh tráng cuốn, xào, nấu canh, nhúng lẩu…
Rau xá xị
Rau xá xị hay còn gọi là rau quế vị là một loại rau quan trọng của rau rừng Tây Ninh. Rau xá xị là một trong những loại rau rừng hoang dã có lông mịn, lá to. Rau quế vị có mùi thơm nhẹ, vị cay nồng được dùng để ăn sống với các loại rau thơm khác. Loại rau này có mùi giống xá xị loại rau không thể thiếu trong các món cuộn, món nướng.

Rau xá xị có tên khoa học là Limnophila rugosa thuộc họ thực vật Scrophulariaceae.
Cây có nguồn gốc mọc hoang dã và phân bố chủ yếu tại các nước khu vực Châu Á. Hiện tại, quế vị phân bố nhiều ở những nước như: Nepal, Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, miền nam Trung Quốc, Lào, Indonesia, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Singapore.
Mô tả hình thái cây rau xá xị
Rau xá xị là một loại cây cỏ mọc nằm và đứng, cây có chiều cao khoảng 40cm, có lông mịn xung quanh. Lá cây có hình dáng to, lông mọc một ít ở phía mặt dưới, đáy tà và nhọn ở đầu.
Cây thường mọc rất phổ biến tại các vùng đất dọc ao hồ và phát triển khá tốt. Người dùng cũng có thể dễ dàng nhận biết được loại rau này khi muốn tìm kiếm và sử dụng.
Lá Cóc
Lá cóc cũng là một loại rau không thể thiếu khi kết hợp trong món rau rừng Tây Ninh. Lá cóc có vị chua, rất phù hợp để ăn kèm những món ăn nhiều chất béo, tạo cảm giác ngon miệng và đỡ ngán.

Lá cóc xanh, có vị thơm, bùi đặc trưng, chứa rất nhiều Vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Thế nên ngoài làm tăng hương vị mà lá cóc được biết đến như là một thực phẩm giúp giảm béo, giải nhiệt, giảm mỡ máu và kích thích tiêu hóa.
Để chế biến thức ăn, người ta thường hái lá đọt cóc non. Hái cả cọng và lá vì cọng non rất giòn, lá có vị chua sẽ tăng thêm phần đậm đà, nhất là nếu dùng để nấu canh chua, ngon tuyệt cú mèo.
Ngoài ra người ta có thể chế biến lá cóc với nhiều loại thịt, nhưng ngon và phù hợp nhất có lẽ phải kể đến các loại hải sản, nhất là kết hợp với các loại cá, như: cá lạc, cá cờ, cá lóc, cá dò…
Rau Trâm ổi
Rau trâm ổi hay còn gọi là đọt trâm ôi, là một loại rau trong rau rừng Tây Ninh. Lá trâm ôi có vị chát, rất phù hợp khi ăn kèm với các loại rau có vị chua và cay khác.
Người ta thường lấy lá trâm ổi để ăn những món ăn như bánh xèo, bánh tráng,…. Nó có vị chua chua, chát chátvà ăn kèm với những loại rau khác tạo ra mùi vị rất thơm, kích thích vị giác khi ăn.
Những loại rau rừng trên trước đây là rau mọc hoang dại thế nên người sành ăn thường xem như là đặc sản của vùng. Nhưng giờ đây loại rau này đã được trồng và phân phối rất nhiều,
Rau Bí bái
Cây bí bái thường có thể được tìm thấy trong rừng, đây là loại cây gỗ, cao khoảng tầm từ 5 – 10m. Lá của cây có chứa Alcaloid Acronycin và hàm lượng tinh dầu là khoảng 1,25%. Bộ phận của cây thường được sử dụng để làm rau chính là lá, lá bí bái rất dễ ăn, có thể ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món khác nhau. Ngoài ra, lá rau còn là một loại dược liệu giúp trị khó tiêu, đầy bụng, ho, cảm mạo, thấp khớp, dạ dày…
Lá bứa
Cây bứa có quả và lá ăn được, chủ yếu làm gia vị nấu canh chua vì vị chua thanh cực kỳ đặc biệt của nó. Vỏ cây bứa có thể dùng làm thuốc hạ nhiệt, tiêu viêm, hàn vết thương. Còn theo Tây y thì cây bứa có nhiểu tác dụng hữu ích trong chữa đau tim, đau tai, thấp khớp, bệnh đường ruột… Lá Bứa sẽ mang đến cho Rau Rừng Tây Ninh vị chua chua lạ miệng, kích thích tăng thêm hương vị cho món ăn.
Rau rừng Gia Lai
Rau rừng Gia Lai là gì?
Rau rừng Gia Lai hay còn gọi rau lủi rừng Gia Lai là một loại rau rừng được mọc tự nhiên trong rừng hoặc được trồng ở miền núi cao ở Gia Lai và các tỉnh ở Tây Nguyên.
Rau rừng Gia Lai là một loại đặc sản của vùng Gia Lai và được nhiều người biết đến trong thời gian gần đây.
Đây là một loại rau dân dã nhưng vị ngon rất đặc biệt, ngọt, mát, thơm, hấp dẫn vị giác.
Rau lủi hay còn gọi rau bầu đất, kim thất thuộc loại bò trườn có chiều dài trên 1m, thân nhẵn với nhiều cành. Lá mọc so le, cuống ngắn, đầu lá nhọn, mép cứa răng cưa không đều, lá dày, nhẵn mọng nước.Rau lủi có mùi đặc trưng như mùi thuốc bắc khiến người ăn có cảm giác lạ miệng từ vị rau cho tới hương thơm ngào ngạt.
Công dụng của rau rừng Gia Lai
Người dân Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên coi rau lủi rừng là một loại rau quý. Công dụng của rau lủi rừng Gia Lai làm thực phẩm nhiều dinh dưỡng vừa có tác dụng như một vị thuốc. Rau lủi rừng có một vị đặc trưng, nó mang vị ngọt thanh mát của núi rừng, kích thích vị giác và đặc biệt tạo cảm giác thoải mái nơi cổ họng.
Theo Đông y rau lủi rừng có vị cay, ngọt thơm, tính bình có công dụng :
- Trị tiểu đường: Bạn chỉ cần nhai và nuốt khoảng 7-9 lá rau lủi rừng mỗi lần, ngày 2 lần sáng, chiều có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu. Một vị thuốc thiên nhiên đơn giản, thần kỳ và không gây phản ứng phụ. Có thể kết hợp với các vị thuốc trị tiểu đường khác
- Thanh nhiệt giải độc
- Lợi tiểu, tiêu viêm, tán ứ tiêu thũng
- Là loại rau rừng, hội tụ tinh túy của núi rừng mà rau lủi rừng có rất nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe con người.
- Trị viêm họng, ho khan, ho gió hoặc có đờm: Thời tiết giao mùa rất dễ làm bạn viêm họng, ho gió ho khan, dẫn đến các vấn đề về phổi gây nhiều khó chịu. Thật đơn giản bạn chỉ cần lấy lá rau lủi, nhai, ngậm và nuốt nước. Với tính bình, vị ngọt thanh mát sẽ giúp cổ họng của bạn dễ chịu.
- Trị viêm phế quản mạn: Nấu canh rau lủi rừng với thịt lợn nạc hoặc tôm tươi ăn với cơm trong nhiều ngày.
- Chữa vết thương chảy máu: khi bị thương, chảy máu dùng rau lủi bịt vào vết thương sẽ giúp giảm đau, giảm sưng, viêm.
- Chữa va đập bầm tím: Giã nát một nắm rau bầu đất và vài hạt hồ tiêu rồi đắp vào vết thương, sau 3 giờ lại đắp tiếp miếng khác. Dùng trong 3 ngày.
- Trị mất ngủ: Thường xuyên ăn rau lủi tươi hoặc xào hay nấu canh ăn, sẽ có tác dụng an thần, điều hòa máu huyết, tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ tốt….
- Trị đái dắt, đái buốt: Sắc rau bầu đất chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 10 – 15 ngày.
- Trị khí hư, bạch đới: Rau lủi rừng 20g, rễ củ gai sao vàng 15g, cỏ xước 15g, kim ngân hoa 12g, cam thảo đất 16g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.
- Trị đái dầm ở trẻ: Nấu canh rau lủi rừng cho trẻ ăn hằng ngày vào buổi trưa.
- Chữa táo bón, kiết lỵ: Giã một nắm rau lủi rừng rồi hòa với 100ml nước sôi để nguội, chia làm 2 phần uống vào buổi sáng và chiều trong 5 – 6 ngày.
Ngoài ra, rau lủi rừng còn được sử dụng để trị đau xương khớp, sưng vú, nhọt độc, ngứa loét, bong gân, loét dạ dày, táo bón, viêm đại tràng, điều hòa máu huyết, an thần, giảm đau, trị nhức đầu, chóng mặt, nhức đầu, cầm máu tốt, điều hòa huyết áp, điều hòa kinh nguyệt, giải độc…
Cách chế biến rau rừng Gia Lai
Rau rừng Gia Lai có thể chế biến được nhiều loại món ăn như rau lủi xào tỏi, nấu canh với tôm, xào hoặc luộc đơn giản như nhiều loại rau thông thường khác. Hiện nay loại thực phẩm quý của núi rừng này đang xuất hiện ngày càng phổ biến trên mâm cơm của nhiều gia đình và trên bàn tiệc của nhiều nhà hàng. Rau lủi rừng đang dần khẳng định được giá trị dinh dưỡng của nó.
Cách sơ chế rau rừng Gia Lai: Bạn hái các lá phía dưới và phần ngọn có thân mềm, chỉ bỏ phần thân cứng vì ăn nó dai dai ăn dắt răng hoài. Sau đó rửa sạch và để ráo nước.
Rau rừng Gia lai kho thịt
Nguyên liệu: Thịt ba chỉ: 100 gr, một ít thịt mỡ, rau rừng: 200 gr.
Cách làm:
- Thịt mỡ cắt hạt lựu, cho vào chảo phi cho ra mỡ. Vớt lấy tóp mỡ để riêng, sau đó cho thịt ba chỉ vào xào đến khi săn lại. Thêm một ít tỏi, hành băm vào. Khi thịt ba chỉ bắt đầu ra mỡ thì nêm đường cho lên màu.
- Thêm nước mắm vào kho cho thịt thấm. Khi nước thịt đã sánh lại thì múc thịt ra nồi đất nhỏ, rắc hành lá cắt nhỏ lên mặt, thêm tóp mỡ và vài lát ớt đỏ.
- Luộc chín rau rừng với nước sôi và ít muối. Rau vừa chín tới thì vớt ra, ăn kèm với thịt kho quẹt miền Tây, nước mắm cua nếu không chỉ cần chút xì dầu là đủ
Rau lủi rừng xào tôm
Nguyên liệu: Rau rừng: 200 gr, tôm sú: 100 gr.
Cách làm: Lột vỏ, chẻ lưng tôm sú, ướp với tí hạt nêm, tiêu, hành cho thấm. Rau rừng nhặt lấy phần ngọn và thân mềm, rửa sạch. Phi thơm dầu, tỏi, cho tôm vào xào chín rồi trút tôm ra đĩa. Xào tiếp phần rau, nêm vừa ăn. Khi rau chín trút ra đĩa, xếp tôm lên trên cho đẹp.
Canh rau rừng Gia Lai với cua đồng
Nguyên liệu:
- Cua đồng xay: 200 gr
- Rau rừng: 100 gr.
Cách làm:
- Lọc cua đồng.
- Cho nước cua đồng vào nồi, nấu nhỏ lửa cho lên váng cua. Cho rau rừng vào, nêm nếm vừa ăn. Thêm vài lát hành tím. Rau chín thì tắt bếp.
- Múc rau ra tô, cho phần váng lên trên. Dùng nóng.