Thảo quả được các chuyên gia nhìn nhận là một loại thảo dược có hàm lượng các chất dinh dưỡng phong phú như carbohydrate; protein; chất xơ; các vitamin như vitamin C, niacin, pyridoxine, riboflavin và thiamin; khoáng chất như phốt pho, đồng, sắt, canxi, magiê, mangan và kẽm; tinh dầu (dầu dễ bay hơi)… , Và cũng là một vị thuốc nam được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Không những được xem là cây thuốc quý trong đông y mà còn được dùng như một loại gia vị trong các món ăn đặc biệt là ẩm thực Trung Hoa. Vậy thảo quả là gì và có công dụng ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết bên dưới để có thể hiểu rõ hơn về loại thảo dược này nhé!

Thảo quả là gì?
Thảo quả còn được gọi với những cái tên khác như đò ho, tò ho, đậu khấu. Tên pháp danh hai phần là Amomum tsao-ko hay Amomum tsaoko. Còn tên khoa học là Amomum tsaoko Crevost et Lem. Thảo quả là một loài thực vật có hoa thuộc họ Gừng (Zingiberaceae), trông nó cũng tương tự như cây gừng nhưng lớn hơn nhiều Là cây thân thảo sống lâu năm, cây thảo quả cao khoảng 2-3m. Thân rễ mọc ngang, có đốt, đường kính chừng 2,5 – 4cm, giữa có màu trắng nhạt, phía ngoài màu hồng, mùi thơm. Lá thảo quả mọc so le, có lá có cuống, có lá không cuống, bẹ lá có nhiều khía dọc, phiến lá dài 60 – 70cm, rộng tới 20cm, mặt trên phiến lá màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt hơn, hơi mờ, mép lá nguyên.Cây ra hoa vào mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 7), có quả vào mùa đông (tháng 10-12). Hoa của thảo quả mọc thành cụm từ gốc dài chừng 13 – 20cm, hoa có màu đỏ nhạt, mỗi bông nhiều quả,quả có dạng hình trứng, khi chín quả màu đỏ như màu mận chín, dài 2,5 – 4cm, rộng 1,5 – 2cm. Vỏ quả ngoài dày 5mm, quả chia làm 3 ô, mỗi ô có độ 7 – 8 hạt rất thơm, vị hơi cay đắng, có áo hạt hình tháp, ép vào nhau. Hạt thảo quả có mùi thơm đặc trưng nhờ nó chứa tới 1,5% tinh dầu có vị nóng, cay dễ chịu.

Cây Thảo quả phân bố ở đâu?
Thảo quả thường phân bố ở các nước như Ấn Độ, Campuchia, Nam Trung Quốc, Nepan. Còn ở Việt Nam thảo quả thường mọc hoang và được trồng ở vùng núi cao lạnh, dưới tán cây to, đất ẩm như Hoàng Liên Sơn,Hà Tuyên, Tây Bắc và nó mọc nhiều nhất ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu.
Thu hái và bào chế
Quả chính là bộ quận được dùng để làm thuốc.
Khi thu hoạch, hái quả khi chưa chín, hái về phơi hoặc sấy nhẹ lửa cho khô khoảng 3 đến 4 ngày, thảo quả khô sẽ ngả sang màu xám nâu nhạt,vỏ quả có nhiều nếp nhăn dọc và thường phủ 1 lớp phấn trắng bên ngoài vỏ. Khi nào dùng mới bóc vỏ ngoài lấy hạt, nếu bóc ngay sẽ mất mùi thơm.
Khi bào chế dược liệu thảo quả: Theo Trung quốc Dược Học Đại Từ Điên, lấy cám hòa với nước để thu hỗn hợp dẻo như hồ. Sau đó đem hỗn hợp này bọc thảo quả lại rồi mang đi nướng, bỏ phần xác và xơ trắng bên trong, trữ lại để sử dụng dần.
Thành phần hóa học
Trong cây thảo quả có thành phần hóa học chính là tinh dầu khoảng 1-3%, màu vàng nhạt và có mùi thơm ngọt, vị nóng cay khá dễ chịu.. Còn khi nhắc đến các chất dinh dưỡng có trong thảo quả thì các chuyên gia đánh giá thảo quả là một trong những loại thảo dược có chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng nhất trong các loại gia vị dùng trong ẩm thực. Trong đó thảo quả có chứa các chất dinh dưỡng như: Protein, chất xơ, carbohydrateniacin, pyridoxine, thiamin, riboflavin, các vitamin như vitamin C, khoáng chất ( Canxi, sắt, đồng, kẽm, phốt pho, magiê, mangan và tinh dầu)… rất tốt cho sức khỏe.
Tính vị quy kinh
Thảo quả có vị cay, không độc, tính lành thường được dùng để làm ấm bụng, có lợi cho vị giác, kích thích ăn ngon miệng hơn.Thảo quả quy vào kinh Vị và Tỳ
Còn về y học cổ truyền,thảo quả thường được sử dụng để: làm ấm bụng, lợi vị giác giúp ăn ngon miệng hơn, trừ đờm, trục hàn, tiêu tích, giải độc, kích thích hệ thống tiêu hóa, điều trị chướng bụng, chữa nóng sốt ho, điều trị bệnh tiêu chảy
Thảo quả có tác dụng gì
Điều trị chứng sốt rét:
- Bài thuốc số 1: Chuẩn bị thảo quả nhân 8g, 12g phụ tử chế, 12g sinh khương, 3 quả đại táo, đem tất cả các nguyên liệu sắc lấy nước, uống liền trong ngày
- Bài thuốc số 2: sử dụng thảo quả, hậu phác, thanh bì, hạt cau, trần bì, mỗi vị 12g và cam thảo 4g. Đem tất cả các vị thuốc trên sắc cùng nửa phần nước và nửa phần rượu 20 độ.Dùng để uống ngay trong ngày. Bài thuốc này có tác dụng rất tốt khi chữa rị sốt rét, đặc biệt là có nhiều đờm ướt, lỏng.
- Bài thuốc số 3: sử dụng 6g thảo quả, 6g thường sơn, 6g hạt cau, đem tất cả sắc lấy nước uống.
- Bài thuốc số 4: Bạn lấy 20g thảo quả nhân mang đi nghiền nát thành bột, sau đó cuộn lại vào một tâm vải mỏng. Trước một giờ khi lên cơn sốt rét, bạn hãy nhét cuộn bột có thảo quả nghiền nát vừa chuẩn bị ở trên vào một bên mũi.
- Bài thuốc số 5: Bạn lấy mỗi vị 12g gồm Thảo quả, hạt cau, thường sơn, bối mấu, dưng tươi, đại táo, còn chi mẫu 8g đem sắc lấy nước uống trong ngày.
- Bài thuốc số 6 : Cân thảo quả, kha tử mỗi loại 10g, đại táo 12g, sinh hương 7 miếng sắc cùng với 600 ml nước cho đến khi sắc còn 200 ml là được. Dùng uống nhiều lần trong ngày.Riêng về bài thuốc này phát huy tác dụng tốt đối với sốt rét, đờm đặc và nóng.
Trị đầy bụng, chướng hơi, ăn không tiêu
Phải sử dụng thảo quả đã nướng, thanh bì, thân khúc, cao lương khương cân mỗi vị 6g, hậu phác, hoắc hương, đại táo, sinh khương mỗi loại 10g,còn đinh hương, cam thảo mỗi vị 4g. Đem tất cả các vị thuốc đi sắc uống trong ngày. Liều dùng mỗi ngày là một thang
Điều trị tiêu chảy phân sống ở trẻ em
Chuẩn bị nồi nước, cho vào 5g thảo quả, gừng tươi 3g, sắc lấy nước, sau đó lọc qua rây và bỏ phần bã. Tiếp theo cho 30g gạo nếp tẻ vào nước thuốc sắc trên nấu thành cháo. Mỗi ngày cho bé ăn 2 lần vào lúc đói. Dùng liên tục từ 2-3 ngày..
Trị hôi miệng
Đem thảo quả dập mịn, ngậm và nuốt dần thì chứng hôi miệng sẽ từ từ biến mất
Chữ suy nhược cơ thể, chán ăn, kén ăn
Chuẩn bị một con gà trống khoảng 1 kg làm sạch, chặt thành từng miếng vừa ăn. Sau đó lấy thảo quả, gừng mỗi vị cần 6g, còn hồ tiêu, trần bị mỗi vị cân 3g cho vào một túi vải nhỏ, buột chặt lại và cho vào nồi nước nấu cùng với gà, nêm nếm gia vị và ninh nhừ. Trong ngày ăn khoảng 2-3 lần, mỗi tuần ăn 2-3 lần sẽ giúp cơ thể nhanh chóng bình phục, kích thích vị giác và có cảm giác ăn ngon miệng trở lại
Chữa trị bệnh đau dạ dày
- Bài thuốc thứ nhất: Chuẩn bị 6g thảo quả nướng, còn hoắc hương, hậu pháp, sinh khương, đại táo mỗi vị cần 10g, và thanh bì, thần khúc, bán hạ, cao lương khương mỗi vị lấy 6g, cam thảo và đinh hương thì mỗi vị 4g. Đem tất cả các vị thuốc mang đi sắc lấy nước để uống trong ngày.
- Bài thuốc thứ hai:lấy 6g thảo quả lùi chín, hoắc hương, hậu pháp,sinh khương, đại táo mỗi vị chuẩn bị 12g, thanh bì,thần khúc, bán hạ khúc mỗi vị cần 8g. Cuối cùng là cam thảo và đinh hương mỗi vị lấy 4g. Tất cả các vị mang đi sắc lấy nước uống trong ngày. Dùng liên tục 2-5 ngày, mỗi ngày sắc một thang.
Trị xích bạch ly, đi đại tiện ra máu
Để chữa trị chứng bệnh này, bạn cần sử dụng thảo quả, địa du, chỉ xác, cam thảo mỗi vị trọng lượng bằng nhau mang tán mịn thành bột. Mỗi lần uống hòa với 6g nước gừng. Một ngày uống 2 lần.
Sử dụng thảo quả trong nấu ăn
Thảo quả là gia vị không thể thiếu khi nấu nước lèo cho món phở. Thảo quả có vị cay, mùi thơm. Trước khi cho vào nồi nước lèo, người ta thường rang hoặc nướng thảo quả đạt đến độ phồng nhất định, sau đó sẽ đập ra để lấy hạt bên trong. Ngoài ra có một số người thường dùng hạt thảo quả rang lên, xay thành bột, kết hợp với một vài loại gia vị khác như hạt mắc mật, mắc khén để làm gia vị nướng.
Một số lưu ý khi dùng thảo quả
Thảo quả là một loại dược liệu quý được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Để đảm bảo an toàn và tránh các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần trao đổi, tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thảo quả để chữa bệnh và không được tự ý sử dụng. Thảo quả không chứa độc tố, lành tính nên rất an toàn cho mọi người. Tuy nhiên khi sử dụng thảo quả, những đối tượng sau đây cần phải lưu ý:
- Những người mắc chứng âm huyết hư không nên dùng thảo quả
- Thai phụ hoặc phụ nữ đang cho con bú
- Người có bệnh sỏi thận, sỏi mật không nên dùng.
- Hạt thảo quả còn có thể gây ra đau bụng nếu sử dụng nhiều. Một vài tác dụng phụ
- có thể gặp khi dùng thảo quả bao gồm:buồn nôn, đau đầu, tức ngực, khó thở, phát ban hoặc sưng da…
Nguồn tham khảo:
https://npgsweb.ars-grin.gov/gringlobal/taxonomydetail?411952
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0926669021003447