PHƯƠNG THỨC GIAO HÀNG

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Thời gian giao hàng: Giao hàng trong vòng 12h kể từ lúc đặt hàng.
- Cước phí giao hàng: 20-50k/ lần giao hàng tùy vào khu vực.

TẠI CÁC TỈNH THÀNH KHÁC
- Thời gian giao hàng: Thời gian giao hàng từ 2-5 ngày.
- .Cước giao hàng: Tính theo giá cước bưu điện.
- Hình thức thanh toán: Nhận hàng trả tiền

ĐỊA CHỈ MUA HÀNG
- Địa chỉ: 5/1 Đinh Thị Thi – Phường Hiệp Bình Phước – Quận Thủ Đức
- Điện thoại: 0909.652.109
Tiểu hồi là gì?
Tiểu hồi là loài thực vật có hoa, tên khoa học là Fructus Foeniculi, thuộc họ nhà Hoa tán (Apiaceae), hay còn có tên gọi khác như là tiểu hồi hương, hồi hương, cốc hương,…
- Cây thân thảo màu lục, tuổi đời 2 hoặc nhiều năm, chiều cao khoảng 0.6 – 2m, rễ cứng, thân cây nhẵn, hơi có khía.
- Lá cây mọc so le, phiến lá xẻ lông chim từ 3 – 4 lần thành dải hình sợi, có bẹ phát triển.
- Hoa có màu vàng lục, mọc ở ngọn cành hoặc ở nách lá, mọc vào tháng 6 và tháng 7.
- Quả có hình trứng, bế đôi, thuôn dài, hơi cong, mỗi mặt lưng mang 5 gân nổi rõ. Mặt ngoài màu xanh hơi vàng hoặc vàng nhạt, sau đó chuyển dần màu xanh nâu khi tới thời điểm thu hoạch. Sai quả vào tháng 10 hằng năm.
Các bộ phận của tiểu hồi đều tốt. Quả của cây được dùng làm thuốc chủ yếu. Ngoài ra rễ với lá cũng được sử dụng nhưng ít phổ biến hơn.

Tiểu hồi phân bố ở đâu?
Tiểu hồi mọc hoang ở nhiều nơi có khí hậu mát mẻ, đặc biệt là vùng Địa Trung Hải. Tuy nhiên chúng phát triển mạnh và có nguồn gốc từ Trung Quốc, chủ yếu ở tỉnh Cam Túc, Nội Mông, Sơn Tây và Liêu Ninh. Ở Việt Nam, cây cũng được trồng ở một số địa phương nhưng số lượng không nhiều.
Thu hoạch ngay khi quả chín (vừa ngả sang màu xanh nâu). Sau khi hái về, để quả ở một nơi thoáng khí cho quả chín dần dần. Với những quả đã ngả sang màu nâu hoàn toàn, thu hái toàn bộ và cột lại thành bó. Sau đó đập bỏ vỏ để lấy quả.

Thành phần hóa học
Tiểu hồi chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, chủ yếu là tinh dầu (2-6%). Tinh dầu lại chứa 50-60% anethol, estragol, các carbur terpen, còn có một ceton terpen là fenchon. Còn có các vitamin (A, B8, B9, C) và các nguyên tố C, Ca, P, K, S, Fe. Rễ chứa 0,3% chất béo.
Tính vị quy kinh
Đông y nhận định rằng, quả tiểu hồi có vị đắng cay, mùi thơm, tính ôn. Quy vào kinh can, thận, tỳ và vị.
Tác dụng của tiểu hồi
Trước khi được biết đến với khả năng có thể điều trị được các căn bệnh, thì tiểu hồi đã được sử dụng thường xuyên như một gia vị nhân tạo trong thực phẩm. Bên cạnh đó, hồi hương còn được sử dụng rất nhiều trong kỹ nghệ bánh kẹo, dùng làm kem đánh răng,…Vậy trong Đông y, tiểu hồi được ứng dụng trong chữa trị các loại bệnh nào?
Chống loét dạ dày:
Tinh dầu của hồi hương có tác dụng tăng tiết dịch vị dạ dày, kích thích trung tiện và tăng nhu động ruột, có thể làm giảm và ngăn ngừa loét dạ dày bảo vệ dạ dày khỏi những tổn thương không mong muốn. Mặc khác, tiểu hồi có đặc tính ấm còn làm giảm tình trạng biếng ăn, ăn không tiêu, buồn nôn, ăn không ngon miệng.
Điều trị ung thư nhiếp hộ tuyến:
Do có các hoạt tính giống với Estrogen nên có khả năng hỗ trợ khả tốt trong việc làm giảm ung thư nhiếp hộ tuyến. Ngoài ra, còn có thể sử dụng tiểu hồi để làm giảm các triệu chứng trong thời kì mãn kinh, bế kinh, rong kinh, kinh nguyệt không đều,…
Ngăn chặn sự phát triển của nấm và vi khuẩn:
Hợp chất Anethole trong tiểu hồi có đặc tính kháng khuẩn mạnh để ngăn ngừa nhiễm trùng, ức chế sự phát triển của nấm và vi khuẩn, bao gồm các vi khuẩn gây bệnh về da, bệnh tả, nhiễm trùng nặng do bệnh tiêu chảy,…
Cân bằng lượng đường trong máu:
Thành phần hoạt chất Anethole trong tiểu hồi, có khả năng kiểm soát được lượng đường trong máu khi kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh. Giảm lượng đường trong máu cao bằng cách thay đổi mức độ của một số enzyme quan trọng, tăng cường chức năng của các tế bào tuyến tụy sản xuất Insulin.
Có thể giảm viêm:
Viêm được coi là một phản ứng bình thường của hệ miễn dịch để chống lại các chấn thương và nhiễm trùng. Tuy nhiên, mức độ viêm kéo dài sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến các bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim, ung thư và tiểu đường. Theo nghiên cứu, tiểu hồi rất giàu chất chống oxy hóa, sẽ làm giảm viêm và ngăn ngừa tổn hại do sự oxy hóa gây ra.
Điều trị bệnh viêm gan:
Kết quả thử nghiệm trên chuột cho thấy, tiểu hồi có khả năng tái tạo tế bào gan mới. Điều này là một tin vui cho những ai đang bị xơ gan do rượu bia mà không muốn điêu trị bằng phương pháp Tây y.
Giảm đau:
Giảm các chứng đau bụng do bị lạnh, sỏi niệu, thận suy, giảm niệu, giảm co thắt do trong tiểu hồi có chứa nhiều tinh dầu có tác dụng kích thích gây tê tại chỗ tương tự như bạc hà giúp giảm đau cục bộ trên cơ thể. Bên cạnh đó còn được dùng để trị cảm cúm, ho gà, điều trị các cơn sốt,…
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng tiểu hồi
Khi dùng tiểu hồi, cần phải tránh các đối tượng sau:
- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú bằng sữa mẹ.
- Trẻ em dưới 12 tuổi.
- Âm hư hỏa vương và có chứng nhiệt.
Những lưu ý trước khi sử dụng dược liệu tiểu hồi:
- Tránh nhầm lẫn tiểu hồi với quả hồi có độc (Illicium religiosum).
- Dược liệu tiểu hồi có thể làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai chứa estrogen. Tiểu hồi có thể có một số tác dụng tương tự như estrogen, nhưng không mạnh bằng thuốc tránh thai, nên khi sử dụng kết hợp tiểu hồi có thể làm giảm hiệu quả của thuốc. Vì vậy, nếu đang sử dụng loại dược liệu này, hãy phối hợp thêm các biện pháp ngừa thai khác như bao cao su.
- Số lượng lớn tiểu hồi có các hoạt tính như estrogen, nên sử dụng bài thuốc từ dược liệu này có thể lảm giảm tác dụng của một số loại thuốc bao gồm estrogen liên hợp (Premarin), Estradiol, Ethinyl estradiol và các loại khác.
- Tamoxifen (Nolvadex): Một số loại ung thư nhạy cảm với estrogen, bị ảnh hưởng do hormone trong cơ thể. Tamoxifen (Nolvadex) được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa những loại ung thư này. Do có tính nhạy cảm và phản ứng với estrogen trong cơ thể, nên tiểu hồi có khả năng làm giảm công hiệu của tamoxifen (Nolvadex) khi sử dụng kết hợp.
Tiểu hồi hầu như không có tác dụng phụ, nên mọi người có thể yên tâm sử dụng. Tuy nhiên, nó có thể gây ra các phản ứng, đặc biệt đối với những người bị dị ứng với các cây cùng họ với tiểu hồi như: cây thì là, rau mùi tây, cần tây,… Ngoài ra, việc hoạt động như các thuộc tính tương tự của Estrogen, tiểu hồi có thể làm nặng thêm các tình trạng nhạy cảm với hormone như ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung.
Nếu đã và đang sử dụng tiểu hồi mà có phát sinh các biến chứng khiến cơ thể khó chịu, hãy dừng ngay và trao đổi thêm ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để tránh những trường hợp xấu nhất xảy ra.
Tiểu hồi là một loại gia vị và dược liệu sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên để tránh tình trạng xảy ra các phản ứng không mong muốn với thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện phương thuốc với loại dược liệu này.
Với những chia sẻ trên đây, mong rằng các bạn đã có thêm cho mình những kiến thức mới về loại thảo dược quen thuộc này, nâng cao tầm hiểu biết của bản thân để có thể sáng suốt lựa chọn được những bài thuốc hiệu quả giúp cải thiện cho sức khỏe của bản thân và gia đình bạn đọc nhé!
Thông tin được tham khảo tại: