Nếu được đặt chân đến vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, chắc có lẽ, bạn đã từng thưởng thức một loại hương vị đặc biệt của núi rừng nơi đây. Loại gia vị tạo nên sự khác biệt đó không gì khác chính là tiêu rừng – một dòng chảy trong văn hóa ẩm thực của đồng bào rừng Măng Đen. Thứ gia vị có sẵn trong bếp đó, ngoài việc sử dụng trong chế biến món ăn, nó còn được coi là một trong những vị thuốc quý được thêm vào các bài thuốc chữa bệnh trong Đông y. Vậy tiêu rừng là hạt gì mà lại có tác dụng đặc biệt đến thế? Mùi vị ra sao? Cách sử dụng thế nào là hợp lí. Hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu kĩ thêm về loại hạt này nhé!

Tiêu rừng là gì?
Tiêu rừng hay còn gọi là Màng tang, có tên khoa học là Litsea cubeba (Lour.) Pers, thuộc họ Long não – Lauraceae hay còn gọi là nguyệt quế.
- Thuộc dạng cây thân gỗ lâu năm, có chiều cao khoảng 7-12m, thân cây xanh trơn, mọc thẳng, nhiều cành và không có gai.
- Lá cây xum xuê, chẽ ra làm 3 lá hai bên và bề mặt lá rất nhẵn.
- Quả nhỏ, hình cầu, khi còn non hay già đều có màu xanh trông giống như hạt cà phê, mọc thành chùm chi chít, mỗi chùm 3 quả và mọc xen kẽ trên cành. Một cành tiêu rừng có thể cho ra khoảng 1-2 kg quả tươi. Được thu hoạch vào khoảng tháng 6-7 hoặc thắng 10-11 hằng năm.

Phân bố và thu hái hạt tiêu rừng
Phân bố
Tiêu rừng thường mọc hoang hóa, thưa thớt, chủ yếu ở những sườn đồi và vùng rừng núi cao trong các savan bụi phía Tây Bắc, Tây Nguyên như: Cao Bằng, Bắc Kan, Lai Châu, Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng và một số nước lân cận như Lào, Campuchia,… Cây cũng được trồng ở một số nông trường để che bóng mát cho cây chè.
Thu hái
Vì được thu hái vào thời điểm mùa mưa, nên việc đi lấy tiêu rừng rất khó khăn. Người dân phải vào rừng hái cả cành rồi mang về tách hạt ra phơi khô, nhặt sạch cuộng. Sau khi phơi khô đem bỏ vào ống nứa, cho lên gác bếp, cất giữ quanh năm. Tiêu rừng không những không hỏng mà còn giữ nguyên hương vị. Trong hạt tiêu rừng có chứa nhiều tinh dầu nên có thể sử dụng tươi hoặc khô đều được. Quả tiêu rừng khi sấy khô có màu nâu, đen, mùi rất thơm và ít hắc. Rễ và lá được thu hái quanh năm.

Thành phần hóa học
Tiêu rừng rất giàu tinh dầu (38-43%) một nguồn chiết xuất citral hàm lượng thường là 80%. Cây chứa tinh dầu (0,81%) và alcaloid laurotetanin. Vỏ chứa alcaloid N-methyl-laurotetanin. Vỏ rễ chứa tinh dầu 0,2-1,2%. Lá chứa tinh dầu 0,2-0,4%.
Mùi vị
Tiêu rừng có vị thơm, hơi đắng, cay nhẹ, ít hắt hơn so với hồ tiêu. Có mùi hương như của cây xả quyện thêm mùi thơm của lá chanh.
Công dụng của tiêu rừng
- Vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, ôn trung hạ khí, trị phong thấp, giảm đau nhức. Chỉ cần giã nhuyễn hạt tiêu rừng và muối hột hòa với một chút nước ấm, ngâm chân mỗi tối sẽ thấy thuyên giảm ngay tình trạng nhức mỏi chân và xương khớp.
- Hạt tiêu rừng dùng điều trị chứng ăn uống khó tiêu, đau dạ dày: Khi sử dụng hạt tiêu rừng giúp làm tăng tiết axit clohydric trong dạ dày, do đó tạo thuận lợi cho tiêu hóa. Từ đó phòng tránh được các chứng liên quan đến tiêu chảy, táo bón và đau bụng.
- Hạt tiêu rừng hỗ trợ lưu thông đều máu, giảm nhức mỏi sau khi hoạt động mạnh hoặc dài ngày. Dùng kết hợp với gừng và rượu trắng để làm thuốc xoa bóp chân tay vai gáy.
- Tinh dầu của hạt tiêu rừng có tác dụng kháng ung thư phổi, ung thư gan và ung thư miệngở người.
- Rễ được dùng trị sản hậu ứ trệ bụng đau, kinh nguyệt không đều.
- Lá dùng ngoài trị nhọt, viêm mủ da, viêm vú và trị rắn cắn.
- Để giải cảm, cũng có thể sử dụng tiêu rừng, đem đi nấu nước rồi xông giúp loại trừ ngay cơn cảm mạo, phục hồi sức khỏe khi cơ thể bị suy nhược.
- Rễ tiêu rừng còn giúp điều trị phù thũng.
Các bài thuốc của tiêu rừng
- Ðau bụng kinh niên, đầy hơi, tiêu chảy: Hạt tiêu rừng kết hợp thêm với rễ xuyên tiêu, rễ cúc áo hoa vàng, rễ kim sương và rễ chanh, liều lượng như nhau, đem nấu cho đến khi thành cao lỏng rồi uống.
- Trị ho: Trộn vài hạt tiêu rừng, một ít hạt jeera và một vài miếng đá muối với nhau rồi ngậm trong miệng. Giúp trị các cơn ho gà và ho liên tục rất hiệu quả.
- Loại bỏ sốt: Cho một vài hạt tiêu rừng và 1 thìa đường vào bát. Rót thêm tí nước và trộn đều lên. Đến khi hòa tan hỗn hợp thì uống. Bạn sẽ nhận thấy ngay tình trạng sốt được cải thiện rõ rệt.
- Trị cảm lạnh: Cho một vài hạt tiêu rừng đã giã nhuyễn vào cốc sữa nóng, thêm một xíu bột nghệ, sau đó khuấy lên và uống. Khi sử dụng loại nước này thường xuyên còn giúp giữ ấm cơ thể vào những ngày rét đậm, đồng thời chống lại các bệnh truyền nhiễm một cách hiệu quả.
- Chữa bệnh về răng miệng: Nghiền nát hạt tiêu đen thành và thoa lên nướu răng. Cách làm này có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm lợi và cũng trị hơi thở có mùi.
- Trị đau răng khôn: Cho 1 thìa bột hạt tiêu rừng đã được nghiền nát cùng với 1 thìa mật ong vào bát rồi trộn đều. Mát xa lợi với hỗn hợp này khi đang trong tình trạng bị đau răng khôn là một biện pháp vô cùng hữu hiệu.
- Tăng cảm giác thèm ăn: Hãy cho một chút hạt tiêu vào cốc sữa bơ. Sử dụng 2 lần/ngày để làm đẩy lùi đi tình trạng biếng ăn của bạn.
- Miệng khô, trị chứng khó tiêu: Hãy bỏ vài hạt tiêu rừng vào nước và uống để cải thiện tình trạng cơ thể bị mất nước và chứng khó tiêu sau mỗi bữa ăn. Có thể bổ sung thêm vài hạt jeera
- Cải thiện thị lực: Trộn 1 thìa bột hạt tiêu, 1 thìa mật ong và 20ml sữa. Uống loại hỗn hợp này vào buổi sáng trước khi ăn rất tốt cho mắt.
- Hỗ trợ giảm cân: Nói tới giảm cân thì đơn giản chỉ cần sử dụng các loại gia vị nóng. Hãy thêm loại hạt tiêu rừng vào chế độ ăn hàng ngày của bạn để giảm cân nặng dư thừa, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Bên cạnh đó, việc thêm tiêu rừng vào các món ăn còn giúp giúp cải thiện sự tập trung và kỹ năng vận động của não bộ.
- Long đờm: Tình trạng khó chịu trong những ngày rét đậm, muốn loại bỏ cảm giác khó chịu đó chỉ cần trộn một chút hạt tiêu rừng giã nhuyễn với nước nóng và nhâm nhi như uống cho đến hết.
- Đau nhức xương khớp: Sử dụng rượu ngâm hạt tiêu rừng với Tiểu hồi và phèn chua, xoa hỗn hợp tại những vị trí đau nhức sẽ làm giảm cơn đau nhanh chóng.
- Trị thương hàn, ho ngược lên, khí lạnh nhiễm vào dạ dày: Hạt tiêu rừng lấy khoảng 30 hạt đập dập, xạ hương 2g, rượu 200ml. Đem sắc trong nồi đất còn 100ml và uống nóng.
Cách phân biệt tiêu rừng và tiêu thường
- Hạt tiêu rừng và tiêu thường khi sấy khô đều có màu nâu, đen khó phân biệt nhưng với tiêu rừng thì mùi thơm rất thơm và ít hắc hơn.
- Hạt tiêu rừng có cuống khá dài mà hạt tiêu thường gần như không có, màu của nó cũng sẫm màu hơn rất nhiều
Một số lưu ý khi sử dụng tiêu rừng
Mặc dù có lợi cho sức khỏe về mọi mặt, nhưng khi sử dụng tiêu rừng cũng cần lưu ý các điều sau:
- Không nên dùng quá nhiều hạt tiêu rừng để thay thế cho các gia vị thông thường, vì như vậy không hề có lợi cho sức khỏe, nó sẽ gây phát mụn nhọt, gây trĩ, tích độc cho ngũ tạng và đặc biệt là làm mờ mắt.
- Không dùng hạt tiêu rừng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh và trẻ nhỏ
- Những người âm suy có hỏa nhiệt cũng không được dùng.
Nếu muốn sử dụng tiêu rừng như một vị thuốc trong cuộc sống hàng ngày để chăm sóc sức khỏe thì bạn cần nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc có chuyên môn, không được sử dụng bừa bãi.
Giờ đây, có lẽ bạn đã biết được tiêu rừng là gì rồi đúng không. Nếu sức khỏe đang trong tình trạng mắc phải các bệnh có liên quan nói trên, thì bạn hãy nhanh tay sở hữu cho mình loại thảo dược này đi nào. Tuy nhiên, khi dùng cũng nên cân nhắc về liệu lượng sử dụng cho hợp lí, đừng để tiền mắc tật mang bạn nhé!
Nguồn tham khảo:
http://aromatherapybible.com/cubeb/