Tác dụng của gừng ngâm dấm

Tác dụng của gừng ngâm dấm

Sau đây là 9 tác dụng của gừng ngâm dấm được mọi người yêu thích:

  1. Giúp chữa trào ngược dạ dày
  2. Giúp hỗ trợ giảm cân
  3. Chữa đau dạ dày, đau bao tử
  4. Trị mất ngủ
  5. Gừng ngâm dấm trị cảm lạnh, cảm hàn
  6. Hỗ trợ điều trị viêm khớp
  7. Ngăn rụng tóc
  8. Ổn định huyết áp
  9. Tăng cường thể lực, tráng dương
Tác dụng của gừng ngâm dấm
Tác dụng của gừng ngâm dấm

Giúp chữa trào ngược dạ dày

Nếu mỗi ngày ăn 2 – 3 lát gừng ngâm dấm và ăn liên tục trong vòng 1 tuần sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, ợ chua hiệu quả.

Giúp hỗ trợ giảm cân

Gừng có nhiều hoạt chất thúc đẩy quá trình đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể cùng với sự kết hợp của các axit amin trong dấm giúp cho quá trình tiêu hao chất béo đạt kết quả cao hơn, từ đó giúp giảm béo và giảm mỡ bụng hiệu quả.

Chữa đau dạ dày, đau bao tử

Gừng là một vị thuốc tốt đối với bệnh nhân mắc các bệnh về tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày nhờ các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau trong gừng. Vì vậy bài thuốc gừng ngâm dấm giúp chữa đau dạ dày hiệu quả và khá lành tính. Người bệnh nên ăn mỗi lần từ 3 – 4 lát gừng ngâm trước bữa chính hoặc mỗi bị đau sẽ giúp cơn đau dịu lại. Ngoài ra, gừng ngâm dấm còn giúp kích thích tiêu hóa, tạo cảm giác thèm ăn và hạn chế nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa.

Trị mất ngủ

Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, chỉ cần ngâm chân vào chậu nước ấm có cho vài lát gừng ngâm dấm khoảng 30 phút đến khi nước nguội hẳn. Người bệnh nến kiên trì thực hiện liên tục trong khoảng một tháng rưỡi, tình trạng mất ngủ sẽ được cải thiện rõ rệt mà làn da cũng khỏe đẹp hơn.

Gừng ngâm dấm trị cảm lạnh, cảm hàn

Khi bị cảm, dùng gừng ngâm dấm sẽ giúp làm ấm cơ thể, mau khỏi bệnh.

Hỗ trợ điều trị viêm khớp

Các hoạt chất trong gừng giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, hỗ trợ điều trị viêm khớp hiệu quả. Vì vậy, người bệnh nên ăn

2–4 lát gừng tươi hoặc gừng ngâm dấm vào mỗi buổi sáng sẽ giúp bệnh tình mau chóng thuyên giảm.

Ngăn rụng tóc

Gừng ngâm dấm giúp ngăn rụng tóc, giảm rụng tóc, khô tóc rất hiệu quả.

Ổn định huyết áp

Gừng ngâm dấm phù hợp với người bị mỡ máu, huyết áp cao, nếu dùng bài thuốc này đều đặn sẽ giúp ổn định huyết áp, ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch và giảm lượng cholesterol trong huyết thanh.

Tăng cường thể lực, tráng dương

Đây là bài thuốc tự nhiên và hữu hiệu với đấng mày râu để tăng cường thể lực, tráng dương.

Tác dụng của gừng

Gừng là nguyên liệu quen thuộc trong món ăn cũng như trong các bài thuốc chữa bệnh vì gừng có tính ấm, nhiều vitamin, chất dinh dưỡng có tác dụng chống viêm tự nhiên, tốt cho tiêu hóa, chống lại sự phát triển của các gốc tự do, ngăn ngừa ung thư.

Ngoài ra, gừng còn giúp giảm lượng cholesterol trong máu, kiểm soát tiểu đường, loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi, đặc biệt giúp phòng tránh và cải thiện các vấn đề về đường hô hấp. Không chỉ là gừng tươi, tinh dầu gừng còn giúp tiêu đờm, giảm ho, cảm cúm hiệu quả.

Tác dụng của dấm

Dấm là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp mỗi gia đình. Dấm giúp tăng khả năng hấp thụ canxi, chống loãng xương, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch. Dấm cũng giúp diệt khuẩn đường ruột, giúp ngăn ngừa những vấn đề về đường tiêu hóa. Ngoài ra, axit amin trong dấm còn giúp giảm cân hiệu quả, được chị em phụ nữ yêu thích.

Cách làm gừng ngâm dấm tại nhà

Nguyên liệu:

  • 500 gam gừng tươi.
  • 250ml dấm táo hoặc dấm gạo, nếu sử dụng dấm táo sẽ tốt hơn.
  • 50-100g đường cát trắng tùy khẩu vị.
  • Lọ thủy tinh.

Cách làm:

  • Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ, thái lát mỏng rồi ngâm nước muối khoảng 15 phút, sau đó để cho ráo nước.
  • Cho 250ml dấm vào nồi, nấu với lửa nhỏ cho sôi rồi tắt bếp. Sau đó thêm đường và nêm nếm phù hợp với khẩu vị rồi để nồi dấm nguội.
  • Cho gừng vào lọ thủy tinh rồi cho nước trong nồi dấm đã nguội vào, đậy thật kín, để khoảng 1 ngày là có thể dùng được.
  • Nến ăn gừng ngâm dấm vào buổi sáng và ăn cùng bữa ăn sáng là tốt nhất. Vì khi đó, dạ dày hấp thu tốt giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, máu cũng lưu thông tốt hơn, giúp hỗ trợ tuần hoàn máu và sản sinh các tế bào mới.

Lưu ý khi dùng gừng ngâm dấm

Tác dụng của gừng ngâm dấm mang lại rất nhiều giá trị cho sức khỏe tuy nhiên để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh nên có một số lưu ý khi sử dụng như:

  • Không nên dùng gừng chung với aspirin và coumarin (nếu dùng phải cách xa 4 giờ).
  • Trường hợp bị ho ra máu, băng huyết, chảy máu cam, trĩ chảy máu,… thì không nên dùng gừng cũng như là gừng ngâm dấm.
  • Người bị cảm nắng, mồ hôi ra nhiều, sốt cao nhưng không rét cũng không được dùng.
  • Người bệnh tiểu đường, tim mạch, phụ nữ mang thai cũng không nên dùng nhiều gừng và kéo dài.