55 món ăn tốt cho người đau dạ dày

55 món ăn tốt cho người đau dạ dày

Sau đây là 55 món ăn tốt cho người đau dạ dày:

  1. Món ăn 1: Canh khoai tây nấu bạch cập
  2. Món ăn 2: Bao tử heo nấu tiêu
  3. Món ăn 3: Canh bao tử heo nấu quýt
  4. Món ăn 4: Trứng gà tam thất
  5. Món ăn 5: Cháo hạt sen
  6. Món ăn 6: Cháo nếp nấu táo đỏ
  7. Món ăn 7: Cháo cao lương thịt dê
  8. Món ăn 8: Cháo thịt dê đại mạch
  9. Món ăn 9: Cháo lách heo, đảng sâm
  10. Món ăn 10: Cháo kê, lạc, đậu đỏ
  11. Món ăn 11: Gà nấu tử lương khương
  12. Món ăn 12: Thịt gà cùng xương cá mực
  13. Món ăn 13: Canh lươn nấu đảng sâm
  14. Món ăn 14: Gà hầm sâm
  15. Món ăn 15: Canh đu đủ nấu sườn
  16. Món ăn 16: Canh nấm thịt nạc
  17. Món ăn 17: Bánh mì trứng
  18. Món ăn 18: Thịt lợn hấp với quả xộn xộn
  19. Món ăn 19: Cháo gạo nếp nho khô
  20. Món ăn 20: Trứng gà hấp ngó sen
  21. Món ăn 21: Sứa biển và táo tàu
  22. Món ăn 22: Lợn nấu đậu tương
  23. Món ăn 23: Cá diếc hầm
    55 món ăn tốt cho người đau dạ dày
    55 món ăn tốt cho người đau dạ dày

Canh khoai tây nấu bạch cập

Bạn cần chuẩn bị 100ml nước khoai tây, 100g thuốc  bạch cập và vài muỗng mật ong. Trước tiên bạn tán bạch cập thành bột mịn rồi đem trộn đều với 100ml nước khoai tây và thêm vài muỗng mật ong vào. Mỗi lần dùng chỉ cần 1 muỗng canh là đủ, mỗi ngày ăn 3 lần. Đây là món canh rất tốt đối với người bị bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày…

Bao tử heo nấu tiêu

Nguyên liệu cần có 1 bao tử heo, 60g đậu phộng và tiêu. Đem bao tử heo làm sạch bằng muối và dấm, sau đó cho tiêu và đậu phộng vào bên trong bao tử. Cho vào nồi cùng chút nước hầm với lửa lớn, sau đó nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Món này khi dùng nên chia vài lần, có tác dụng dưỡng vị, bồi bổ cho dạ dày và bổ khí

Canh bao tử heo nấu quýt

5 múi quýt tiều, 10g bột trần bì ( bột vỏ quýt), 250g bao tử heo, tiêu và gia vị. Đem bao tử heo rửa sạch rồi thái thành lát dài vừa ăn. Sau đó cho các nguyên liệu vào nồi cùng chút nước, náu trên bếp với lửa nhỏ. Đến khi canh chín thì nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Canh này có thể dùng bất cứ khi nào, có tác dụng trong việc thuận khí, điều trị viêm loét dạ dày.

Trứng gà tam thất

Bạn cần chuẩn bị 100g củ sen tươi, ít bột tam thất và 1 quả trứng gà, ít gia vị. Củ sen mang đi rửa sạch rồi xay nhuyễn, chắc lấy nước và bỏ bã. Sau đó cho bột tam thất và trứng gà vào trộn đều. Đun với lửa nhỏ cho đến khi gần chín thì nêm gia vị cho vừa ăn. Mỗi ngày nên ăn 1 mẻ chia làm 2 lần, có tác dụng kiện tỳ, dưỡng vị

Cháo hạt sen

Để nấu món cháo này nguyên liệu cần có 20g hạt sen tươi, 30g khiếm thực, 30g gạo và ít đường trắng. Hạt sen bỏ tim sen, ngâm trong nước khoảng  một tiếng đồng hồ, sau đó rửa sạch. Đem các nguyên liệu vào nồi nấu thành cháo, khuấy đều rồi nêm một ít đường trắng. Món cháo này dùng bất cứ khi nào cũng được, có tác dụng bổ tì dưỡng vị.

Cháo nếp nấu táo đỏ

7 quả táo đỏ, một lượng nếp vừa đủ và một ít đường trắng. Đem táo đi rửa sạch rồi cho vào nồi hầm khoảng 10 phút. Sau đó cho dạo nếp đã vo vào nấu cùng. Hầm cho đến khi hạt gạo nở bung thì thêm đường và nêm nếm cho vừa ăn. Món cháo này có tác dụng kiện tỳ có lợi cho người bị viêm loét dạ dày.

Cháo cao lương thịt dê

Thịt dê, gạo cao lương mỗi loại 100g , ít gia vị. Thịt dê đem đi rửa sạch, thái miếng vừa ăn, gạo vo kỹ để ráo. Cho nguyên liệu vào nồi nấu cùng lít nước. Ninh cho tới khi gạo và thịt dê chín nhừ thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Cháo thịt dê đại mạch

Nguyên liệu gồm có 100g đại mạch, 200g thịt dê, 5 trái táo. Đem các nguyên liệu đi rửa sạch rồi cho vào nồi nấu chín, trừ đại mạch. Nấu đến khi thịt chính thì vớt ra, cho đại mạch vào nồi nước hầm đến khi nhừ. Sau đó thái nhỏ thịt dê bỏ vào canh và nêm nếm gia vị cho vưa miệng.

Cháo lách heo, đảng sâm

Cần chuẩn bị 150g lá lách heo, 15g đảng sâm, 6g vỏ quýt, 50g  gạo tẻ, 3 miếng gừng, 5 cây hàng. Đem lá lách heo, vỏ quýt, hành rửa sạch sau đó thái nhỏ từng nguyên liệu, gừng thái sợi. Gạo và đảng sâm cho vào nồi nấu đến khi sôi thì cho vỏ quýt vào nấu với lửa nhỏ, đợi đến khi gại chín nhừ thì cho lách heo, gừng và hành vào sau đó nêm nếm gia vị.

Cháo kê, lạc, đậu đỏ

Chuẩn bị kê, lạc mỗi thứ 50g, đậu đỏ 30g và một ít đường phèn. Kê, lạc và đậu đỏ đem ngâm trong nước 4 tiếng đồng hồ, sau đó rửa sạch lại. Tiếp theo cho lạc và đậu đỏ cùng chút nước cho vào nồi đun lửa to cho sôi, rồi vặn xuống lửa nhỏ khoảng 30 phút. Cuối cùng cho kê vào nấu cho đến khi chín nhừ rồi thêm đường phèn vào nêm cho vừa miệng. Bạn cũng có thể thêm vào món cháo này các vị khác như táo tàu, hạt sen, bách hợp, khoai lang… Đây là món ăn có công dụng hỗ trợ hệ tiêu hoá, và cũng rất phù hợp cho phụ nữ mang thai bị đau dạ dày.

Gà nấu tử lương khương

Nguyên liệu là 1 con gà trống, 6g tử lương khương, 3g trần bì, 3g tiêu và gia vị. Cần làm sạch gà, bỏ nội tạng, bỏ đầu, móng. Sau đó đem các nguyên liệu cùng gà hầm với lửa nhỏ cho đến khi thịt gà mềm, nước sệt lại. Cuối cùng nêm nếm gia vị rồi thưởng thức. Món canh này có tác dụng ích khí, dưỡng vị.

Thịt gà cùng xương cá mực

Chuẩn bị 150g thịt gà, 30g xương cá mực, 2 nhánh gừng và 2 trái táo tàu. Đem tất cả nguyên liệu trên cho vào nồi nước rồi hầm nhừ, ăn cái và uống cả nước. Đây là món ăn giúp hỗ trợ điều trị đau tá tráng và dạ dày.

Canh lươn nấu đảng sâm

Cần 1 con lươn to, đảng sâm, vỏ quýt mỗi thứ 15g, 5 trái táo tàu đỏ và vài lát gừng. Làm sạch lươn, bỏ ruột, cắt khúc vừa ăn. Táo tàu và đảng sâm bỏ hột, vỏ quýt đem rửa sạch. Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi với lượng nước vừa đủ, nấu đến khi sôi rồi chỉnh lửa nhỏ hầm hơn 1 tiếng, sau đó nêm nếm gia vị cho vừa miệng.

Gà hầm sâm

100g thịt gà, 10-20g đảng sâm, 20-30g hoài sơn, 3 miếng gừng. Thịt gà rửa sạch, bỏ mỡ, cắt miếng nhỏ. Còn đảng sâm, hoài sơn, gừng rửa sạch. Cho các nguyên liệu vào nồi hầm khoảng 90 phút rồi nêm nếm gia vị, nên ăn lúc đói bụng.

Canh đu đủ nấu sườn

Món canh này gồm có 1 quả đu đủ xanh, 150g lạc, 500g sườn, 9 quả táo tàu và gia vị. Đu đủ gọt vỏ, rửa sạch và thái thành miếng. Lạc ngâm 30 phút, sườn rửa sạch, táo tàu bỏ hạt. Tiếp theo cho tất cả nguyên liệu vào nồi nước đun với lửa to, khi canh sôi chỉnh sang lửa nhỏ và ninh trong vòng 3 giờ rồi sau đó nêm nếm gia vị. Canh này có tác dụng thanh nhiệt, kiện tỳ thông tiện, dưỡng sinh tư nhuận và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày, viêm trực tràng và các vấn đề về hệ tiêu hoá.

Canh nấm thịt nạc

Nguyên liệu gồm có 100g nấm tươi, 100g thịt nạc và gia vị. Đem nấm tươi, thịt rửa sạch rồi cắt miếng vừa ăn. Sau đó đem tất cả cho vào nồi nấu với lượng nước vừa đủ dùng. Nấu tới khi thịt chín thì nêm nếm gia vị.

Bánh mì trứng

Bánh mì với thành phần chính là bột mì, ăn bánh mì vào buổi sáng sẽ giúp giảm lượng acid dịch vị dư thừa trong dạ dày. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể dùng thêm trứng gà, vì trong trứng giàu protein có thể giúp hấp thu dinh dưỡng vào cơ thể.

Thịt lợn hấp với quả xộn xộn

Nguyên liệu gồm 100g thịt nạc heo, 60g xộn xộn khó cần. Cho nguyên liệu này vào chén và đem đi hấp cách thuỷ cho đến khi chín hẳn thì thêm chút muối vào. Món này ăn kèm với cơm., có tác dụng tẩm bổ cho dạ dyà, tiêu trừ bớt độc và chống khuẩn.

Cháo gạo nếp nho khô

Nguyên liệu chỉ cần có gạo nếp và nho khô. Cách làm cũng khá đơn giản, chỉ cần đem gạo nếp vo kỹ, thêm chút nước nấu thành cháo, đến khi chín thì cho nho khô vào hầm như đến khi nho mềm. Món này có thể dùng để ăn sáng và thay cho bữa xế chiều. Có tác dụng bổ tì, trị viêm loét dạ dày và hỗ trợ làm lành vết thương.

Trứng gà hấp ngó sen

Chuẩn bị 1 quả trứng gà, và 30ml nước ngó sen, 3g tam thất bột. Trộn trứng gà với hai thành phần kia lại với nhau, khuấy đều sau đó đem hấp cách thuỷ. Món này có tác dụng tốt trong việc cầm máu nên là món ăn mà người bị xuất huyết dạ dày nên ăn thường xuyên và giảm đau dạ dày.

Sứa biển và táo tàu

Sứa biển và táo tàu mỗi loại 500g, và 250g đường đỏ. Đem các nguyên liệu vào nồi nấu cô đặc,  cao đặc này nên trong một ngày nên uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa.Món này chuyên trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, giảm đau.

Lợn nấu đậu tương

Cần chuẩn bị 1 cái dạ dày, 100g đậu tương và gia vị. Trước tiên đem dạ dày và đậu tương rửa sạch, sau đó thái thành từng lát dài. Cho hai nguyên liệu trên vào nồi cùng ít nước, đun lên cho đến khi chín rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Món ăn này ăn kèm với cơm. Ăn món này thường xuyên sẽ giảm được các trệệu chứng của bệnh dạ dày đối với những người có cơ địa tốt.

Cá diếc hầm

Nguyên liệu gồm 1 con cá diếc khoảng 250g, 30g gừng tươi, 10g quất bì, 3g hạt tiêu. Cá diếc làm sạch, đánh vẩy, bỏ mang và nội tạng, đem rửa sạch. Gừng tươi rửa sạch thái phiến, quất bì thái sợi. Cho quất bì, gừng và hạt tiêu nhét vào bụng cá, sau đó cho cá vào nồi với nước vừa đủ, hầm với lửa nhỏ, món này ăn cả cái và uống nước.