Nội dung bài viết
Ăn gạo lứt có tác dụng gì?
Thành phần gạo lứt rất giàu các chất dinh dưỡng như đạm, tinh bột, vitamin B, chất béo, chất xơ cùng các nguyên tố vi lượng như canxi, magie, natri, kali…. Do đó, gạo lứt có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:
- Chống gốc tự do
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
- Phòng ngừa bệnh tim mạch, giảm cholesterol
- Nâng cao chức năng của hệ miễn dịch
- Phòng tránh ung thư
- Thanh lọc gan
- Gạo lứt giúp cải thiện hệ tiêu hóa
Ăn gạo lứt có tác dụng gì?
Chống gốc tự do
Lớp cùi màu nâu của gạo lứt có khoảng 120 chất kháng oxy hóa tiêu biểu như proanthocyanidinoligomeric,CoQ10, gamma-oryzanol, acid alpha-lipoic, tocotrienol và tocopherol, SOD, IP6, selen, glutathione, carotenoid, lycopene và lutein,… Do đó gạo lứt có tác dụng rất tuyệt vời trong việc chống gốc tự do, bảo vệ sự tấn công của các loại gốc này, nhờ đó bạn có thể tránh được sự lão hóa, giảm nguy cơ ung thư và các tác hại khác.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các nghiên cứu gần đây đều chỉ ra rằng gạo lứt cụ thể là lớp chì nâu của gạo lứt có tác dụng giúp kiểm soát và cân bằng hàm lượng glucose trong máu của người bị bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, hemoglobin sẽ được glycosyl-hóa, khắc phục sự tổng hợp insulin ở người bệnh tiểu đường type I và II.
Phòng ngừa bệnh tim mạch, giảm cholesterol
Thành phần có trong gạo lứt có vai trò rất quan trọng trong việc chống lại sự ngưng kết các tiểu huyết cầu, đồng thời phát huy hiệu quả trong việc giảm thiểu tối đa các chất gây mỡ trong máu cholera và triglycerides. Cụ thể, gạo lứt giúp tăng cường HDL-cholesterol (tốt) và LDL-cholesterol (xấu), quản lý việc tiếp nhận cholesterol và chất béo của cơ thể. Song song đó, gạo lứt còn kích thích bài tiết cholesterol, chất béo và axit mạnh, đồng thời đẩy mạnh việc hạ mức áp suất trong máu và triglyceride, giúp phòng tránh ngưng kết tiểu huyết cầu. Ngoài ra, trong gạo lứt còn chứa chất Coenzyme Q10 cũng có tác động tốt tới cholesterol, áp suất máu đồng thời cải thiện hoạt động của cơ tim, giữ nhịp tim ở mức ổn định. Nhờ đó hạn chế nguy cơ tai biến hoặc đột quỵ.
Nâng cao chức năng của hệ miễn dịch
Chất sterol và sterolin trong gạo lứt có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho hệ miễn dịch trong cơ thể. Chúng giúp giảm lượng vi khuẩn có hai, tiêu diệt virus, hạn chế nguy cơ mắc ung thư và làm chậm quá trình lão hóa. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng 2 thành phần này của gạo lứt còn có thể giúp người bị nhiễm HIV kiểm soát bệnh tốt, không biến chứng thành AIDS.
Phòng tránh ung thư
Hàm lượng chất tocotrienol cùng polyphenol trong gạo lứt rất cao, chúng giúp hạn chế enzyme vi thể pha 1 phát triển. Bên cạnh đó, tiểu phần lipoprotein của gạo lứt cũng giúp hạn chế tối đa sự sản sinh của các tế bào bất lợi gây ảnh hưởng không tốt tới cơ thể. Ngoài ra, thành phần IP6 trong gạo lứt cũng là một trong các chất có tác dụng chống ung thư rất mạnh, chúng có tác dụng cản trở sự hình thành và phát triển tế bào khối u trong ung thư gan và ung thư đường ruột.
Thanh lọc gan
Hợp chất có trong gạo lứt được chỉ ra rằng có tác dụng giải độc do acid alpha Lipoic gây nên, rất tốt cho quá trình thanh lọc gan cũng như hỗ trợ điều trị xơ gan rất hiệu quả. Ngoài ra, hoạt chất này còn được sử dụng để điều trị tình trạng ngộ độc do nấm, ngộ độc kim loại,…
Gạo lứt giúp cải thiện hệ tiêu hóa
Ăn gạo lứt đều đặn và đúng cách giúp cung cấp lượng chất xơ đầy đủ cho cơ thể, từ đó giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa tốt hơn, tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa cho mọi lứa tuổi.
Ăn gạo lứt hàng ngày có tốt không
Sau khi biết về những công dụng tuyệt vời của gạo lứt đối với sức khỏe, chắc hẳn không ít người sẽ ăn gạo lứt thường xuyên hơn. Vậy ăn gạo lứt nhiều có tốt không? Trên thực tế, bạn có thể ăn gạo lứt hàng ngày nhưng không nên ăn quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 150 – 200g gạo lứt. Bởi vì nếu ăn quá nhiều gạo lứt sẽ làm phản tác dụng, nhất là khi người dùng mua phải gạo lứt kém chất lượng. Ngoài ra, hạt gạo lứt khá cứng, nếu người ăn không nhai kỹ còn có thể dẫn đến chứng khó tiêu.
Tìm hiểu về gạo lứt
Gạo lứt (còn được gọi là gạo rằn, gạo lật) là loại gạo mà khi xay người ta chỉ bỏ phần vỏ trấu, còn lớp cám thì giữ nguyên. Do sự khác biệt về phương ngôn nên đôi khi bạn có thể thấy người ta viết “gạo lứt” thành “gạo lức”. Cụ thể, ở miền Nam, “lứt” và “lức” đồng âm (cách đọc giống nhau) nên “gạo lứt” còn được viết là “gạo lức”. Còn ở miền Bắc, “lứt” và “lức” có cách đọc khác nhau, không thể thay thế cho nhau.
Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt
So với các loại gạo trắng mà chúng ta vẫn thường ăn mỗi ngày, gạo lứt được đánh giá là giàu dinh dưỡng hơn, đặc biệt là các vitamin và nguyên tố vi lượng. Mời bạn tham khảo thông tin về thành phần, giá trị dinh dưỡng của gạo lứt (tính cho 100g gạo lứt) dưới đây:
- Năng lượng: 370kcal
- Carbohydrate: 77,24g (trong đó có đường 0,85g, chất xơ 3,5g)
- Chất béo: 2,92g
- Chất đạm: 7,94g
- Vitamin: Vitamin B1 (0,401mg), vitamin B2 (0,093mg), vitamin B3 (5,091mg), vitamin B5 (1,493mg), vitamin B6 (0,509mg), vitamin B9 (20μg)
- Khoáng chất: Canxi (23mg), sắt (1,47mg), magie (143mg), mangan (3,743mg), phốt pho (333mg), kali (223mg), natri (7mg), kẽm (2,02mg)
- Nước: 10,37g
Những điều lưu ý khi ăn gạo lứt
Để thu được hiệu quả tối ưu từ việc sử dụng gạo lứt, người dùng cần lưu ý những điều sau đây:
- Chỉ mua gạo lứt ở những địa chỉ uy tín, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tránh mua phải gạo lứt kém chất lượng, bị ngâm tẩm hóa chất.
- Trước khi nấu, bạn có thể ngâm gạo lứt và phải vo sạch. Tuy nhiên, để không làm mất chất dinh dưỡng, bạn không nên ngâm gạo quá lâu hoặc vo gạo quá kỹ.
- Khi ăn gạo lứt cần phải nhai thật kỹ.
- Trẻ em, người già, phụ nữ mang thai, người bị bệnh thận mãn tính… nên hạn chế ăn gạo lứt.
- Mặc dù sở hữu thành phần dinh dưỡng dồi dào nhưng gạo lứt không thể thay thế hoàn toàn gạo trắng và các nhóm thực phẩm khác như thịt, cá, rau củ, trái cây