Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm

Theo thống kê trong năm 2016, cả nước ta có 4.139 trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, trong đó có 12 ca tử vong. Tuy nhiên nguyên nhân gây ra tử vong trong các vụ ngộ độc thực phẩm là do không phát hiện và cấp cứu kịp thời. Vì vậy, chúng ta cần phải biết được những biểu hiện của ngộ độc thực phẩm cũng như cách cấp cứu khi bị ngộ độc thực phẩm để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra nhé!

Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm
Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là trúng thực là tình trạng xảy ra do người bệnh ăn phải các loại thức ăn bị nhiễm độc. Thường nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm là do các vi khuẩn, vius, ký sinh trùng hay độc tố của chúng làm thức ăn bị ôi thiu, biến chất hoặc do bản thân thực phẩm đó tự sản sinh ra độc tố.

Ngộ độc thực phẩm không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, làm rối loan hệ tiêu hóa và có thể biến chứng ra toàn bộ cơ thể khiến cho tinh thần mệt mỏi, sa sút, nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến tính mạng.

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Vi khuẩn:

Vi khuẩn chính là nguyên nhân chính gây nên ngộ độc thực phẩm. Các loại vi khuẩn gây độc thường gặp là Campylobacter Jejuni, E.coli, Clostridium perfringens, Salmonella,… Khi bị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn, các triệu chứng sẽ xuất hiện khoảng 12-72 tiếng sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn.

Ngoại độc tố:

Đây là các loại độc tố do vi khuẩn tiết ra. Ngay cả khi các vi khuẩn tiết ra chúng bị tiêu diệt thì các chất độc tố này vẫn còn tồn tại trong thức ăn. Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm do ngoại độc tố gây ra sẽ xuất hiện sau 24 tiếng sau khi hấp thụ, tùy vào lượng ngoại độc tố có trong thức ăn mà thời gian xảy ra triệu chứng sẽ khác nhau.

Độc tố vi nấm:

Đây là các loại nấm sẽ xuất hiện trên thức ăn khi để lâu và chúng sẽ sản sinh ra các chất độc tố.

Ký sinh trùng:

Các loại ký sinh trùng gây ngộ độc thực phẩm thường xuất phát từ động vật như sán dây bò, sán dây lợn, sán lá gan,…

Chất độc tự nhiên:

Là các chất độc tự có sẵn trong thực phẩm như các nóc, cóc,.. hoặc một số loại thực phẩm được kết hợp với nhau có khả năng sản sinh ra độc tố như tỏi và trứng vịt, hồng và cua, hoa quả và hải sản,….

Nguyên nhân khác

Một số tác nhân gây gộc khác như ngộ độc do các hóa chất bảo quản, hóa chất tạo màu, tạo mùi,…

Biển hiện của ngộ độc thực phẩm

Khi ăn phải các thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc thì dạ dày sẽ là nơi tiếp xúc đầu tiên nên các biểu hiện của ngộ độc thường xuất hiện từ hệ tiêu hóa với các biểu hiện như:

Buồn nôn:

Khi cơ thể bị tấn công, hoạt động phản ứng đầu tiên của hệ miễn dịch là tìm cách đẩy các tác nhân tấn công ra khỏi cơ thể. Khi bị ngộ độc thực phẩm, hệ miễn dịch sẽ làm cho cơ thể cảm thấy buồn nôn, gây ói mửa để đẩy hết các chất độc ra ngoài. Mức độ độc tố có trong cơ thể càng nhiều thì bệnh nhân sẽ nôn càng mạnh. Việc nôn mửa này sẽ làm cho các chất độc tố không thể ngấm sâu vào cơ thể. Tuy nhiên, khi nôn sẽ khiến cơ thể bị mất nước, mất chất điện giải và vitamin làm cho cơ thể suy yếu, mệt mỏi, choáng váng, nghiêm trọng hơn sẽ làm người bệnh bị hôn mê.

Tiêu chảy:

Khi bị ngộ độc thực phẩm, các hoạt động của hệ tiêu hóa sẽ bị rối loại làm cho bệnh nhân cảm thấy đau bụng phải đi đại tiện nhiều lần, sôi bụng, tiêu chảy, phân có thể có lẫn máu. Một số trường hợp khác cũng có biểu hiện như đầy hơi, chướn bụng, chuộc rút. Khi cơ thể bị nhiễm virus, vi khuẩn từ thực phẩm, hệ miễn dịch sẽ phản ứng lại bằng cách tăng nhiệt độ cơ thể, gây nên tình trạng sốt nhẹ hoặc nặng, gây toát mồ hôi.

Đau đầu:

Các vi khuẩn, virus, độc tố có trong thực phẩm cũng sẽ làm rối loạn các hệ thống hoạt động trong cơ thể nên sẽ làm cho bệnh nhân cảm thấy đau đầu. Cũng tùy thuộc vào thể trạng bệnh nhân và mức độ trúng độc mà người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu nặng hoặc nhẹ.

Cách cấp cứu khi bị ngộ độc thực phẩm

Tùy vào tình trạng ngộ độc thực phẩm mà sẽ có cách cấp cứu khác nhau:

Đối với bệnh nhân còn tỉnh táo, vẫn còn khả năng nhận thức:

  • Khi phát hiện những biểu hiện của ngộ độc thực phẩm thì việc cần làm đầu tiên là gây nôn cho bệnh nhân để các chất độc tố có trong thực phẩm được loại bỏ ra ngoài. Bạn chỉ cần cho người bệnh uống một ly nước lọc rồi sau đó dùng ngón trỏ hoặc cái muỗng nhỏ, tăm bông đè lên cuống lưỡi gây ra phản xạ nôn. Đơn giản hơn là bạn pha một cốc nước muối 0,9% cho người bệnh uống rồi dùng tay móc họng để gây nôn. Uống nước muối sẽ giúp sát trùng, tiêu diệt một số loại vi khuẩn có trong cơ thể.
  • Lưu ý là trong khi nôn nên để đầu người bệnh cúi thấp hơn ngực, sẽ tránh chất nôn sặc vào mũi gây khó thở hoặc nghẹt thở. Người bệnh nôn hết thực phẩm đã ăn ra ngoài rồi sau đó nằm nghỉ ngơi, theo dõi tình trạng người bệnh, nếu như xuất hiện các triệu chứng khác lạ hoặc người bệnh sốt, tiêu chảy kéo dài quá 2 ngày thì nên đến cơ sở y tế.
  • Nếu như tác nhân gây ngộ độc thực phẩm là thuốc trừ sâu, xăng dầu thì không được gây nôn vì sẽ làm cho người bệnh hít vào phổi làm đường hô hấp bị ngộ độc.
  • Khi bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh sẽ nôn và tiêu chảy, làm cơ thể mất rất nhiều nước, chất điện giải và vitamin. Vì vậy, sau khi đã nôn xong, hãy bổ sung lại lượng nước đã mất bằng cách cho người bệnh uống dung dịch oresol, nước cam, nước dừa hoặc nước cháo loãng. Và người bệnh nên ăn những loại thức ăn nhạt, mềm và dễ tiêu hóa.

Đối với người bệnh bị co giật, mất ý thức, hôn mê

  • Tuyệt đối không được gây nôn vì sẽ làm bệnh nhân bị nghẹt thở, khó thở trong khi hôn mê làm nguy hiểm đến tính mạng. Việc cần làm lúc này là đưa người bệnh tới bệnh viện càng sớm càng tốt để cấp cứu kịp thời. Nếu như người bệnh bị suy hô hấp, thở nhanh nông hoặc chậm, yếu hoặc ngừng thở thì nên sơ cứu bằng cách thổi ngạt hoặc bóp bóng. Khi di chuyển người bệnh hôn mê, cần để cơ thể người bệnh nằm nghiêng, đầu thấp tránh chất nôn tràn vào phổi.
  • Nên giữ lại mẫu thực phẩm mà người bệnh đã ăn hoặc dịch ói, phân của người bệnh để xét nghiệm tìm ra được nguyên nhân gây ngộ độc. Khi đó các bác sĩ sẽ có cách điều trị và phục hồi sức khỏe người bệnh một cách nhanh nhất.