Nội dung bài viết
Cây bìm bịp là một loại thảo dược được sử dụng làm thuốc trị bệnh khá phổ biến tại Việt Nam. Ở miền Nam người ta gọi là cây bìm bịp là bởi khi chim bìm bịp non bị gãy chân, người ta thường thấy bìm bịp mẹ lấy cây này cắn nát rồi đắp vào vết gãy thì thấy chân bìm bịp non liền vết gãy rất nhanh chóng. Vậy cây bìm bị trị bệnh gì và có tác dụng thần kì như thế nào?
Cây bìm bịp là cây gì?
Cây Bìm bịp hay còn gọi là cây Xương khỉ, Mảnh cộng, Bách giải và có tên khoa học: Clinacanthus nutans.
Đây là loại cây nhỏ, mọc thành từng bụi, cao tầm 3m, mặt lá nhẵn và có màu xanh sẫm. Cây có hoa màu đỏ hay màu hồng, rủ xuống ở ngọn, tràng hoa có hai môi, môi dưới có 3 răng; bao phấn vàng xanh, quả hình trùy dài khoảng 1,5cm và chứa 4 hạt. Cây được mọc rất phổ biến ở các vùng nông thôn Việt Nam nói riêng và các nước Châu Á nói chung.
Tác dụng của cây bìm bịp?
Theo y học cổ truyền, cây bìm bịp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng mát gan, tăng tiết mật, khử ứ, tiêu thũng, chống đau nhức (đặc biệt là xương khớp).
Những nghiên cứu khác còn cho biết rằng cây bìm bịp chứa nhiều sinh tố, khoáng chất, tanin, flavon, glycosid, của cerebrosid và glycerol có tác dụng trị mụn rộp ở mép, miệng.
Lá và ngọn của cây bìm bịp có mùi thơm nhẹ, có thể được ăn sống (khó ăn) và chủ yếu được dùng để luộc hay nấu canh.
Ngày nay, người ta thường dùng rau bìm bịp ăn kèm với lẩu cá, lẩu thịt hoặc nấu canh tôm, canh thịt băm,… rất ngon và giàu dinh dưỡng.
Cây bìm bịp điều trị bệnh gì?
Hỗ trợ điều trị bệnh Ung thư, u hạch
Ngày nay, qua các thử nghiệm và công trình nghiên cứu của nước ngoài, người ta cho rằng cây bìm bịp có tác dụng kìm chế sự phát triển của khối u ác tính. Với tác dụng lợi tiểu, hạn chế oxy hóa trong các tế bào, làm kích hoạt tế bào lành, tính lương hàn. Giúp cơ thể có thể đào thải các độc tố, ức chế các tết bào lạ có trong tế bào ung thư, từ đó nâng cao sức đề kháng cơ thể, làm bền thành mạch và dưỡng tâm. Do vậy, cây bìm bịp được rất nhiều người sử dụng làm thuốc để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Đã có rất nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối sử dụng cây thuốc này để điều trị bệnh và đã có những tiến triển nhất định.
Mát gan, lợi mật, hỗ trợ điều trị viêm Gan, vàng da
Theo Đông y, cây Bìm Bịp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng mát gan, tăng tiết mật…có thể dùng chữa viêm gan, vàng da, giảm tiết mật rất hiệu quả.
Trị phong thấp, thoái hóa cột sống, gai cột sống và đau nhức xương khớp
Đây là một trong những căn bênh xảy ra phổ biến ở những người cao tuổi, lao động chân tay nhiều,…khiến người bệnh đi đứng và sinh hoạt khó khăn. Với tác dụng chống đau nhức, cây bìm bịp có thể trị bệnh phong thấp, thoái hóa cột sống, gai cột sống và đau nhức xương khớp.
Công thức dân gian trị thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau nhức lưng: Lá cây mảnh cộng tươi 80g, lá cây thuốc cứu tươi 50g, củ sâm đại hành tươi 50g, giã nhuyễn cả 3 thứ, xào nóng với dấm, để âm ấm đắp vào lưng chỗ đau, băng chặt lại mỗi tối trước khi ngủ, sáng mở ra, liên tục 5 – 10 ngày. Đồng thời kết hợp dùng phương thuốc uống gồm có: Toàn cây mảnh cộng 12g, dây trâu cổ 12g, dây tơ hồng xanh 10g, đậu đen (sao thơm) 12g, ba kích nhục 12g, cẩu tích 12g, đỗ trọng 12g, đương quy 12g, thục địa (chế) 16g, tang ký sinh 16g. Sắc với 1.200ml còn 300ml chia 2 – 3 lần uống trong ngày sau bữa ăn. Khi uống thuốc cử ăn măng. Dùng toa này 5 – 15 ngày.
Trị bong gân, nhanh liền xương cho những người bị gãy xương
Công thức dân gian trị bong gân, xưng đau, gãy xương (dùng cây tươi): Bìm bịp tươi 80g, ngải cứu, sâm đại hành mỗi vị 50g. Đem xào nóng với giấm rồi đắp vào vết thương, lấy vải buộc lại để trong thời gian 5-6 tiếng. Day trì liên tục 5-10 ngày sẽ có kết quả.
Điều trị bệnh lở miệng
Nhiều nghiên cứu cho thấy cây bìm bịp chứa nhiều sinh tố, khoáng chất, tanin, flavon, glycosid, của cerebrosid và glycerol có tác dụng trị mụn rộp ở mép, miệng. Công thức dân gian trị trẻ em, người lớn bị lở miệng: Lấy lá bìm bịp tươi rửa sạch giã nát và thêm ít nước, lược lấy nước ngậm từ từ rồi nuốt. Liều dùng: 20 – 60gam/ngày.
Những lưu ý khi sử dụng cây bìm bịp?
- Cây bìm bịp là loại cây có đặc tính mát, tuy nhiên lại không nên dùng cho người đang mắc bệnh huyết áp thấp do cơ thể của họ mang tính hàn.
- Tuyệt đối không được sử dụng cây bìm bịp quá nhiều để tránh xảy ra tác dụng phụ, tốt nhất là tuần theo liều lượng chỉ định của thầy thuốc.
- Đối với những người đang mắc bệnh thoái hóa cột sống, thì ngoài dùng cây bìm bịp trị bệnh thì cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và đặc biệt kiêng ăn măng. Đồng thời, nên tránh việc ngồi hoặc đứng quá lâu, đi bộ nhẹ nhàng, xoa bóp các khớp và tập các bài tập đơn giản để xương khớp linh hoạt.
- Bìm bịp là một loại cây thuốc nam ngoài tự nhiên, do đó muốn đạt hiệu quả điều trị bệnh cao thì cần kiên trì dùng trong thời gian dài.
Chú ý: Tác dụng chữa bệnh của cây bìm bịp còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Dù sử dụng cây bìm bịp để trị bệnh gì đi chăng nữa, thì trước khi sử dụng bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn rõ hơn về liệu trình.