Cây lá lốt chữa được bệnh gì?

Cây lá lốt chữa được bệnh gì?

Cây lá lốt chữa được đau nhứt xương, khớp, đau dụng khi nhiễm lạnh và đổ mồ hôi tay chân rất hiệu quả. Ngoài ra cây lá lốt còn chữa được nám, tàn nhan ở phụ nữ, trị rôm sảy ở trẻ em, chữa đau lưng, đau chân, nôn mửa,… Cây lá lốt một loài cây quen thuộc trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Cây được trồng rộng rãi ở nhiều nơi, được sử dụng như một loại gia vị cho các món ăn. Ngoài công dụng làm gia vị, cây lá lốt còn là một vị thuốc nam nhiều tác dụng quý, nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu về công dụng của vị thuốc này với thông tin bên dưới đây nhé.

cây lá lốt chữa bệnh gì
Cây lá lốt chữa bệnh gì?

Trị đau nhứt xương, khớp, đau dụng khi nhiễm lạnh và đổ mồ hôi tay chân rất hiệu quả

Tính vị của lá lốt hơi cay, nồng và ấm. Chính vì vậy mà trong Đông y người ta hay dùng để trừ hàn, làm ấm, giảm đau rất hiệu quả. Ngoài ra còn giúp hạn chế và giảm tình trạng mũi chảy nước thối tanh kéo dài nữa.

Chữa đau lưng, đau chân, nôn mửa hay tiêu chảy

Khi chữa bệnh người ta sẽ sử dụng lá lốt cùng với một số loại thảo dược khác quen thuộc như xương sông hay cỏ xước để làm thành bài thuốc.

Giảm đau, chống viêm nhiễm âm đạo, cơ quan sinh dục

Trong thành phần của lá lốt có chứa rất nhiều hoạt chất sát khuẩn, kháng viêm, giảm đau rất tốt. Bên cạnh đó, còn có thể cải thiện tình trạng viêm nhiễm âm đạo ở nữ giới và cơ quan sinh dục ở nam – nguyên nhân chủ yếu gây ra các vấn đề sinh lý như khí hư ra nhiều, ngứa ngáy vùng kín,…ở nữ giới và nhiễm trùng tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt,…ở nam giới.

Trị nám, tàn nhan ở phụ nữ

Trong lá lốt có chữa rất nhiều chất xơ, tinh dầu và phenol, giúp thúc đẩy quá trình phục hồi da bị tổn thương do nám, tàn nhang. Đồng thời nuôi dưỡng và bảo vệ làn da săn chắc, mịn màng. Bên cạnh đó, việc sử dụng mặt nạ lá lốt thường xuyên còn giúp da kháng khuẩn, ngăn ngừa mụn, bã nhờn, giúp da khỏe đẹp, rạng ngời. Tinh dầu trong lá lốt còn có tác dụng tẩy tế bào chết.

Chữa ngộ độc trong thức ăn

Ngộ độc gây ra các triệu chứng như đau bụng kèm nôn mửa, đi đại tiện nhiều lần. Lúc này, có thể xử lý bằng bài thuốc với nguyên liệu chính là lá lốt. Ngoài lá lốt, cần kết hợp thêm các vị thuốc như: hạt sen, sinh khương, rau má, trần bì, cam thảo,… Cho tất cả nguyên liệu vào ấm và sắc lấy nước uống. Cho uống mỗi ngày 3 lần là sẽ khỏi.

Trị rôm sảy ở trẻ em

Trong lá lốt có chứa rất nhiều các chất kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên, giúp diệt trừ vi khuẩn ẩn nấp trên da bé. Vì vậy, ba mẹ có thể sử dụng loại lá này để phòng ngừa chứng rôm sảy, mẩn ngứa cho bé nhà mình.

Từ xa xưa cây lá lốt (còn được gọi lá lốp) là loại rau quen thuộc được biết đến như một loại nguyên liệu phổ biến dùng cho các món ăn nhằm làm tăng mùi vị thơm ngon, hấp dẫn và làm tăng giá trị của món ăn. Theo y học cổ truyền, lá lốt có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, là phương thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm, đặc biệt các bệnh về đau nhức xương khớp. đồng thời cũng là một vị thuốc góp phần chữa tri hiệu quả rất nhiều bệnh dân gian.

Đặc điểm của cây lá lốt

Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17941696/

Cây lá lốt có tên gọi khoa học là Piper lolot C. DC, thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae), là một loại cây thân thảo sống dai, phát triển ở những nơi ẩm ướt, râm mát và có ánh nắng trực tiếp. Loại cây này có độ cao trung bình từ 20 đến 40 cm, cành thân có phủ ít lông và phồng lên tại các mẫu. Lá đơn, có mùi thơm đặc sắc, nguyên dạng, mọc so le, hình tim, mặt lá láng bóng, có năm gân chính phân ra từ cuống lá, cuống lá có bẹ. Hoa thường hợp thành cụm ở nách lá, có màu trắng, lâu tàn. Quả mọng, chứa một hạt.

Hiện nay cây lá lốt được trồng phổ biến ở rất nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta, cây lá lốt đã có mặt trên khắp các tỉnh thành. Cây được thu hái quanh năm. Toàn bộ các bộ phận của cây gồm: lá, thân và rễ cây đều được dùng làm thuốc.

Cách chế biến: Nhổ nguyên cây rửa sạch đất cát sau đó đem thái nhỏ phơi khô làm thuốc.

Thành phần hóa học của cây lá lốt

Theo các nghiên cứu gần đây thì trong cây lá lốt có chứa các thành phần hóa học như sau:

  • Thân và lá cây có chứa các chất ancaloit, flavonoid, tinh dầu (với thành phần chủ yếu là beta-caryophylen ).
  • Rễ cây cũng chứa rất nhiều tinh dầu (với thành phần chủ yếu là benzylaxetat ).
  • Lá lốt chứa thành phần chính là: Tinh dầu với tỷ lệ 0.57%, Piperidin và Piperin.

Một số lưu ý khi dùng lá lốt

Lá lốt là loại cây lành tính và có nhiều công dụng trong việc phòng và điều trị một số bệnh ở người. Nhưng nếu như sử dụng không cẩn thận có thể dẫn đến tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho người sử dụng. Khi dùng loại cây này bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây :

  • Nên dùng khoảng 50 – 100g  trong ngày là đủ. Khi lạm dụng quá nhiều có thể gây ra một số phản ứng phụ khiến cơ thể khó chịu, mệt mỏi….
  • Không nên sử dụng cho người bị bệnh nhiệt miệng, táo bón, nóng trong người….. Vì lá cây tính ấm nhiệt có thể khiến cổ họng, lưỡi khô, hàm và lợi có thể bị sưng đỏ.
  • Ăn hoặc uống nước sắc từ loại cây này quá nhiều, trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng nóng dạ dày gây ảnh hưởng không tốt đến các hoạt động của cơ quan tiêu hóa.
  • Đối với những  người bị đau dạ dày và khó khăn trong việc tiểu tiện thì nên hạn chế tối đa việc sử dụng.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú thì không nên dùng nhiều lá lốt…..

Với những thông tin về giá trị của cây lá lốt mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây, có lẽ bạn đọc cũng đã hiểu hết được cây lá lốt chữa được bệnh gì rồi đúng không. Hy vọng bài viết sẽ giúp cho các bạn hiểu thêm nhiều về loại cây này và có thêm những bài thuốc quý để giúp ích cho các bạn khi cần thiết.