Gai gót chân là tình trạng thường xảy ra ở những người có độ tuổi trung niên, những người lao động nặng, người thừa cân hay vận động viên… Biểu hiện thường thấy của bệnh chính là gót chân bị đau thốn khi chạm chân xuống đất vào buổi sáng sau khi thức dậy. Nếu như không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể sẽ trở thành mãn tính. Vậy gai gót chân điều trị thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết bên dưới nhé!
Gai gót chân là gì?
Gai gót chân hay còn được gọi là viêm cân gan chân, viêm cân mạc gan bàn chân. Là hiện tượng viêm một nhóm mô liên kết dày hỗ trợ các cấu trúc dưới phần gan của bàn chân và có thể ảnh hưởng đến phần gót chân.
Phần chân của chúng ta có một lớp gân bám từ xương gót kéo dài ra năm ngón. Nơi bám của lớp cân này là nơi chịu lực căng lớn khi bạn vận động. Chỗ bám này sẽ bị suy yếu vì nhiều nguyên nhân khác nhau, viêm mãn tính rồi ngấm đọng chất canxi. Gai gót chân là hệ quả của việc viêm cân gan chân hay viêm cân mạc gan bàn chân. Khi chụp X-quang ở phần chân, chúng ta sẽ thấy ở chỗ đầu cân bám vào xương gót có nốt vôi hóa nhìn như gai gót chân nhưng thực tế đây không phải là xương gót mọc gai. Vì vậy, nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đau ở gót chân có thể là do đầu cân bị viêm mãn tính chứ không phải gai xương đâm vào làm bạn thấy đau.
Nguyên nhân gây gai gót chân
Thông thường, tình trạng gai gót chân không có nguyên nhân rõ ràng, đặc biệt là ở những người lớn tuổi. Nguyên nhân của bệnh thường được cho là do những chấn thương nhỏ lặp lại nhiều lần lên cân mạc gan bàn chân ( có thể có hoặc không có viêm nhiễm). Các tổn thương thường cách khoảng 4cm về phía trước tính từ gót chân và bạn sẽ cảm thấy đau khi chạm vào.
Trong một vài tình huống sau có thể sẽ làm bạn dễ bị gai gót chân như:
- Có tác động lên bàn chân trong một thời gian dài như đi bộ, chạy hoặc đứng nhiều,… khi trước đó bạn ít vận động hoặc không quen.
- Phụ nữ thường xuyên mang giầy cao gót có ít đệm
- Thừa cân sẽ làm tăng áp lực lên cân gan bàn chân
- Gan bàn chân bị cân đột ngột do đi bộ lên cầu thang hoặc đi nhón chân
- Bạn bị căng gân Achiles : Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng duỗi mắt cá chân và cân mạc gan bàn chân dễ bị tổn thương.
Gai gót chân điều trị thế nào?
Các cơn đau do gai gót chân gây ra sẽ giảm bớt sau một thời gian vì mô cân mạc chậm lành. Cũng tương tự như các mô dây chằng, bạn sẽ mất khoảng vài tháng hoặc nhiều hơn nữa để phục hồi. Do đó, việc kết hợp các phương pháp điều trị dưới đây sẽ giúp tình trạng bệnh được cải thiện nhanh chóng.
- Để chân được thư giãn: Bạn nên tránh việc đi bộ, chạy bộ, hoặc đứng quá nhiều và căng lòng bàn chân khi bạn bị viêm gan bàn chân. Động tác này nên thực hiện nhiều lần, càng nhiều càng tốt.
- Lựa chọn giày dép thoải mái, phù hợp: Bạn hãy tránh đi chân đất trên bề mặt cứng, tránh mang những đôi giày đã cũ hoặc mòn vì chúng không cung cấm đệm tốt cho gót chân. Vì vậy, bạn hãy chọn những đôi giày có gót đệm và có tựa gót chân tốt để mang, chẳng hạn như giày thể thao.
- Sử dụng miếng đệm gót chân và hỗ trợ cung bàn chân : Bạn có thể sử dụng thêm nhiều loại lót giày để đệm gót chân và hỗ trợ bàn chân. Nên dùng chúng cùng với giày để mang lại hiệu quả tốt hơn. Mục đích của việc sử dụng miếng đệm lót chân là giúp bạn nâng cao gót chân khoảng 1cm.
- Khi cảm thấy đau, bạn có thể dùng đá lạnh chườm khoảng 15-20 phút để giảm cơn đau.
- Kết hợp tập luyện : Khi bị gai gót chân, cân gàn bàn chân của bạn sẽ có xu hướng co cứng vào ban đêm khi bạn ngủ, nên sẽ làm bạn cảm thấy đau nhất mỗi khi thức dậy. Vì vậy bạn hãy nhẹ nhàng kéo giãn gân Achiles và cân bàn chân sẽ giúp bạn giảm bớt tình trạng đau, những người bị gai gót chân thường kèm với căng nhẹ gân Achilles. Bài tập này sẽ giúp bạn nới lỏng các dây chằng, cân mạc trên và dưới gót chân của bạn. Do đó, bạn nên đến bác sĩ để được hướng dẫn luyện tập vật lý trị liệu.
Hi vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn biết được gai gót chân điều trị như thế nào và bên cạnh đó, bạn cũng không nên tự ý dùng thuốc giảm đau vì sẽ làm cơ thể bị lờn thuốc, không thể chữa trị tận gốc và sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó, bạn cần đến cơ sở y tế để tìm ra được nguyên nhân chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp nhất nhé!