Rau sam có tác dụng gì?

Rau sam – một loại rau dân dã, quen thuộc trong đời sống của người dân Việt Nam được dùng trong những bữa ăn hằng ngày. Không chỉ được sử dụng như một loại thực phẩm mà còn được xem là một vị thuốc quý, có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh. Theo y học cổ truyền, rau sam có vị chua, tính hàn, không có độc, có kháng sinh tự nhiên, có khả năng giải độc. Vậy rau sam có tác dụng gì? Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về tác dụng của loại rau dân dã này qua bài viết bên dưới nhé!

Rau sam có tác dụng gì
Rau sam có tác dụng gì

Rau sam là rau gì?

Rau sam tên khoa học là Portula oleracea, thuộc họ Rau sam Portulacaceae. Là thân cây cỏ, sống hằng năm, thân mọng nước trong họ Rau sam, có thể cao tới 40 cm. Nó có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Đông, nhưng đã thích nghi với điều kiện môi trường ở các khu vực khác. Rau sam thường mọc lan dưới đất, ở các góc vườn, bờ ruộng. Thân mập, nhẵn, có màu đỏ nhạt và có nhiều cành. Lá màu xanh, hình bầu dục, không cuống, phiến lá dày, mặt láng, cuối phiến lá hơi nhọn. Hoa có màu vàng, bắt đầu xuất hiện vào cuối mùa xuân và kéo dài cho tới giữa mùa thu. Theo đông y và kinh nghiệm dân gian thì tất cả các bộ phận của cây rau sam đều có thể dùng làm thực phẩm hoặc thuốc.

Rau sam có tác dụng gì?

Có tác dụng diệt khuẩn:

Rau sam chống nhiễm trùng nhờ vào đặc tính kháng khuẩn có thể diệt được 1 số loại vi khuẩn gây lỵ, thương hàn. Ngoài ra y học còn chứng minh rau sam có thể diệt được 1 số loại nấm gây bệnh.

Có tác dụng chống viêm:

Nhờ tác dụng của chất nhầy, omega 3 và các khoáng chất. Nhờ vậy có tác dụng giảm đau và cảm giác khó chịu khác, đặc biệt trên đường tiết niệu và tiêu hóa.

Có tác dụng chống oxy hóa:

Trong rau sam giàu vitamin C, E, flavonoid, alkaloid, beta-carotene và glutathione giúp chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa sự lão hóa.

Tác dụng đối với tim mạch:

Hàm lượng kali và omega 3 trong rau sam tương đối cao, điều này giúp điều chỉnh cholesterol trong máu, giúp huyết áp được ổn định.

Tác dụng đối với đường tiêu hóa:

Trong rau sam chứa nhiều chất nhầy nên có tác dụng làm dịu đường tiêu hóa, tiết niệu, tránh được các bệnh lý thường gặp. Ngoài ra điều trị táo bón vì hàm lượng chất xơ cao và dự phòng ký sinh trùng đường ruột.

Trị bệnh kiết lỵ:

Lấy 300g rau sam tươi, giã nát, vắt lấy nước đun sôi có thể chế thêm ít mật ong cho đỡ đắng, hoặc nấu rau sam tươi với gạo nếp thành cháo, không cho muối và ăn lúc đói.

Chữa khí hư, trị bạch đới ở phụ nữ:

Dùng 2 lòng trắng trứng gà cùng với 30ml nước ép rau sam khuấy đều, hấp chín. Mỗi ngày ăn 2 lần, dùng từ 3-5 ngày.

Trị giun:

Bạn chỉ cần lấy 50g rau sam tươi, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước. Dùng ngày nào thì đi hái rau sam ngày đó. Hãy uống nước ép rau sam vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc uống vào buổi sáng, lúc chưa ăn gì, sau 4 giờ mới được ăn nhẹ. Uống liên tục trong 3-7 ngày và uống lúc đói, bạn sẽ thấy được tác dụng hiệu quả của rau sam trong việc điều trị giun móc.

Trị mụn nhọt:

Chuẩn bị 30g rau sam rửa sạch sau đó giã nát lấy nước bôi lên chỗ lỡ loét, mụn nhọt hoặc bọc toàn bộ thứ rau đã nát này vào một gạc sạch, sau đó đắp lên phần da bị mụn nhọt. Mỗi ngày thay 2 lần. Đắp chừng 3 ngày thì mụn nhọt chín và vỡ.

Trị tiểu máu, tiểu rát:

Lấy 300g rau sam chia ra làm 3 lần, mỗi lần 100g. Rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, nấu canh lẫn với rau dền cơm với lượng 50g mỗi lần. Ăn trong ngày. Ăn liền 5 – 7 ngày tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu sẽ được cải thiện.

Hỗ trợ trong việc điều trị bệnh Goute:

Luộc chín rau sam khoảng 20 phút rồi dùng nước luộc uống thay nước lọc hàng ngày kết hợp với đơn thuốc điều trị bệnh goute của bác sĩ chuyên khoa. Nhờ vào tác dụng chống viêm và thải acid uric ra khỏi cơ thể theo đường tiểu (Acid uric đọng lại ở các khớp ngón chân gây ra bệnh Goute).

Qua bài viết trên, chúng ta có thể thấy được một rau sam có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe và giải đáp được thắc mắc rau sam có tác dụng gì.. Tuy rau sam có tính mát, là vị thuốc  Đông y quý, có thể dễ dàng tìm thấy ở nhiều nơi. Nhưng chống chỉ định đối với những người bị tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, và phụ nữ có thai không nên dùng rau sam, những bệnh nhân có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lỏng, khi sử dụng rau sam cần phối hợp với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ…