Rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không?

Rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không?

Rối loạn thần kinh thực vật không phải là một căn bệnh cụ thể mà là những rối loạn hoạt động của hệ thần kinh tự động. Thật ra rối loạn thần kinh thực vật không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người nhưng về lâu dài nếu không điều trị sẽ có ảnh hưởng nặng nề. Người bệnh sẽ thấy mệt mõi, áp lực, chán nản, lo âu, không tập trung được, suy nghĩ tiêu cực nặng hơn có thể bệnh trầm cảm.

Rối loạn thần kinh thực vật ngày càng xảy ra phổ biến trong thời gian gần đây, không phải ai cũng có thể biết rõ về tình trạng này. Do đó hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu thông tin rối loạn thần kinh thực vất có nguy hiểm không, cũng như nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa như thế nào nhé!

Rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không
Rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không?

Hệ thần kinh thực vật là gì?

Hệ thần kinh gồm có: hệ thần kinh động vật và hệ thần kinh thực vật.

Trong đó hệ thần kinh động vật: điều khiển hoạt động chủ động như cầm, nắm, đi, ăn uống, vận động, …

Hệ thần kinh thực vật: điều chỉnh hoạt động tư động mà không cần sự chỉ huy của não như: nhịp tim, cơ quan hô hất, huyết áp, dạ dày tiêu hoá thức ăn, hay bàng quang bài tiết nước tiểu, …

Trong điều hoà chức năng thần kinh của các thì cả hệ thần kinh giao cảm SANS và hệ thần kinh phó giao cảm PANS đều tham gia vào.

Rối loạn thần kinh thực vật là gì?

Là do hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm mất cân bằng, khi 1 trong 2 bị rối loạn sẽ gây rối loạn thần kinh thực vật.

Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật

Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30584159/

  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc, hay biếng chứng của một loại bệnh.
  • Những người có thần kinh yếu, các rồi loạn liên quan như: stress, cơ thể mệt mõi, yếu, thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, …
  • Tâm sinh lý rối loạn, do tiếp xúc với chất độc hại.
  • Di truyền hay hệ miễn dịch bị tấn công.
  • Bệnh lý về thoái hoá thần kinh như bệnh Parkinson.
  • Tổn thương dây thần kinh do xạ trị hay phẫu thuật vùng cổ.
  • Mắc bệnh đái tháo đường, bệnh tự nhiễm, dần dần có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể.
  • Hệ thần kinh thực vật tổn thương do chấn thương tuỷ sống hay chấn thương sọ não.

Triệu chứng của người rối loạn thần kinh thực vật

Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31195838/

Tuỳ thuộc vào từng rối loạn mà biểu hiện triệu chứng khác nhau:

  • Hệ thần kinh: rối loạn tuần hoàn máu não, giảm trí nhớ, đau đầu khi thời tiết thay đổi, không tập trung, khó ngủ, thường xuyên lo âu, căng thẳng, buồn bực không rõ nguyên nhân.
  • Tim mạch: huyết áp không ổn định, luôn có cảm giác hồi hộp, tức ngực, khó thở, nhịp tim không ổng định, khi đập nhanh, khi đập chậm.
  • Hệ hô hấp: khó thở do co thắt phế quản, ngạt mũi do giãn cuốn mũi, …
  • Tiêu hoá: bị rối loạn do chức năng co bóp dạ dày bị rối loạn, ăn no nhanh mặc dù chưa ăn nhiều, tiêu chảy hoặc táo bón, chán ăn, buồn nôn, khó nuốt và ợ hơi. Kích thích đại tiện khi căng thẳng.
  • Hệ tiết niệu: khó tiểu, tiểu không tự chủ do không có cảm giác buồn tiểu, kích thích tiểu tiện khi căng thẳng, tiểu không hết có thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Tiết mồ hôi bị rối loạn dẫn đến việc giảm tiết hay tăng tiết quá mức khiến sự thải độc cũng không đồng đều liên tục, khả năng điều tiết nhiệt độ cũng bị ảnh hưởng, cơ thể nóng lạnh bất thường.
  • Hệ cơ xương khớp: co giật bất thường, đau nhức xương khi thời tiết thay đổi, …
  • Hệ sinh dục: giảm ham muốn, ở nam giới: gây rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, ở nữ giới: gây khô rát âm đạo, rối loạn kinh nguyệt, …
  • Hệ lông tóc móng: rụng tóc, da khô, móng hư, co giãn mạch ngoài da, …
  • Ngoài ra còn có mất ngủ thường xuyên, cơ thể mệt mõi, tinh thần xa giảm nghiêm trọng, phản chứng chậm chạp đặc biệt là với ánh sáng nên người mắc sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi lái xe vào ban đêm, …

Như vậy có thể thấy thông qua các triệu chứng của người mắc rối loạn thần kinh thực vật khá là nguy hiểm, nếu không phát hiện kịp thời. Do đó nếu cơ thể nhận thấy có bất thường nào thì nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám.

Cách điều trị rối loạn thần kinh thực vật

Người mắc bệnh thông thường được chỉ định dùng thuốc theo pháp đồ mà bác sĩ đưa ra. Nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra việc bạn cần làm là hình thành cho mình lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học, tập thể dục thể thao hàng ngày, giữ tinh thần luôn lạc quan, thoải mái, vui vẻ, và nghỉ ngơi hợp lý, …

Trên đây là thông tin của vấn đề rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không, mong rằng thông qua bài viết sẽ giúp mọi người có thêm nhiều thông tin bổ ích để bảo vệ sức khoẻ an toàn.