Nội dung bài viết
Tác dụng của cây húng chanh
Cây húng chanh có tác dụng chữa viêm họng, chữa cảm lạnh, nhức đầu, nghẹt mũi, ho đờm, bệnh về da, bệnh hen suyễn,…Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây húng chanh:
Chữa viêm họng, khan tiếng
- Cách 1: Dùng khoảng 20g lá húng chanh tươi thêm nước rồi giã nát, lọc bã bỏ rồi lấy nước (có thể bỏ thêm đường phèn). Uống 2 hoặc 3 lần/ ngày.
- Cách 2: Hái vài lá húng chanh rửa sạch để ráo nước sau đó nhai cùng với muối để nuốt nước dần lẫn bã. Ngày ăn 4- 5 lần.
Đối với trẻ em, lấy lá húng chanh chưng đường phèn, rồi đem hấp cơm cho bé uống 2 – 3 lần/ ngày.
Chữa cảm lạnh, nhức đầu, nghẹt mũi, ho đờm
- Cách 1: Lấy khoảng 15g lá húng chanh giã lấy nước cốt để uống hay thêm khoảng 3 lát gừng, 5g bạc hà, 12g hẹ, 8g tía tô đem nấu lấy nước uống trong ngày không để qua đêm. Ngày uống 2- 3 lần/ ngày.
- Cách 2: Lấy khoảng 20g húng chanh tươi rồi thái nhỏ nấu với một chén rượu trắng. Nấu thêm 1 nồi nước sôi sau đó cho phần húng chanh và rượu trắng đã nấu vào. Trùm kín xông tầm 15 – 20 phút đến khi nước nguội hẳn. Nếu bệnh nặng thì 2 – 3 ngày xông 1 lần.
- Cách 3: Khoảng 10g là húng chanh tươi thái nhỏ sau đó bỏ vào chén để mật ong vừa ngập lá húng chanh rồi trộn đều đem chưng cách thủy tầm 10 – 15 phút và uống khi còn nóng. Ngày 2 lần/ ngày.
Chữa bệnh về da
- Dị ứng da: Hái lá húng chanh sau đó phơi khô lấy khoảng 20g rồi nấu với 2 chén nước, nấu đến khi nào còn khoảng 1 chén thì chắt lấy nước uống. Có thể lấy lá húng chanh tươi để đắp lên những vết dị ứng, sưng đỏ để có hiệu quả nhanh nhất.
- Vết côn trùng đốt: Lấy 20g húng chanh tươi cùng với ít muối trắng giã nát rồi đắp lên vết cắn.
Chữa bệnh hen suyễn
Thái 15g lá húng chanh và 10g tía tô sau đó sắc lấy nước uống trong ngày không để qua đêm thì sẽ giảm phần nào của bệnh. Tuyệt đối khi dùng theo bài thuốc này không ăn hải sản, thức ăn nhiều dầu mỡ và nước lạnh.
Chữa lỵ lâu ngày
Cắt nhỏ 40g lá húng chanh tươi rồi trộn với lòng đỏ trứng gà (trứng gà ta càng tốt). Chưng cách thủy tầm 20 phút đến khi chin hẳn rồi ăn. Ngày ăn 1 – 2 lần/ ngày.
Một số tìm hiểu cơ bản về cây húng chanh
- Cây húng chanh có tên khoa học: Plectranthus Amboinicus
- Những tên gọi khác: rau tần, tần lá dày, dương ô tử, Sak đam ray
- Cây húng chanh là loại cây thảo, có thân là gỗ, cao từ 25 – 50cm. Lá húng chanh thường có mùi thơm, tương đối dày, có hình bầu dục, có hình răng cưa. Hoa của cây húng chanh thường mọc ở ngọn của thân và có màu tím đỏ. Quả húng chanh có hình tròn và chứa hạt, Cả thân cây và lá cây đều có phủ một lớp lông nhỏ và mỏng.
- Lá cây húng chanh thường được sử dụng nhiều vì lá có tính ấm vào phế, vị cay, giải cảm tốt, sát khuẩn và giải độc. Ngoài ra còn được sử dụng để làm gia vị nêm thức ăn, chế biến các món ăn.
- Thường lá húng chanh sẽ được thu hoạch sau khi trồng được 1 – 2 tháng và cây sẽ cho lá quanh năm khi chúng ta chăm sóc tốt, bón phân, tưới nước đầy đủ.
Tác dụng của cây húng chanh
Cây húng chanh có thể chữa bệnh vì cây có chứa những hoạt chất có tính kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu đờm, thông xoang.
- Các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, khan tiếng, phòng ngừa và trị được cảm cúm, trị hôi miệng, giải họ, giúp chứng viêm họng mãn tính giảm đi, làm hạ sốt nhanh.
- Còn có thể phòng ngừa được ung thư và làm dịu các vấn đề nve62 da khi bị con trùng đốt.
- Các bệnh về đường tiêu hóa, nâng cao hệ miễn dịch như làm giảm đau dạ dày, giải những chất độc trong cơ thể, cải thiện thị lực, ngăn ngừa loãng xương, chữa được bệnh lỵ, giúp đường ruột tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn.
Những điều cần biết để tránh rủi ro khi sử dụng rau cần
Không nên cho người bị mẫn cảm với thành phần của cây sử dụng, không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Các bài thuốc trên chỉ mang tính tham khảo và sự hiệu quả cỏn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bản thân, cơ địa của mỗi người. Cho nên tốt nhất vẫn phải thăm khám bác sĩ để bác sĩ tư vấn chữa trị bệnh tốt nhất.