Ăn khoai lang buổi sáng có tốt không

Nhiều người vẫn hay thắc mắc ăn khoai lang buổi sáng có tốt không vì tuy là khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng với một số người ăn khoai vào buổi sáng vẫn có triệu chứng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng khó chịu. Vậy thực hư chuyện này là như thế nào? Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu nhé!

nên ăn bao nhiêu khoai lang mỗi ngày1
ăn khoai lang buổi sáng có tốt không

Giá trị dinh dưỡng của khoai lang

Khoai lang là loại củ có hàm lượng calo thấp, hàm lượng tinh bột cao và dồi dào dinh dưỡng giá trị như đạm, beta carotene, vitamin C, B1 cùng với hơn 10 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe con người như Canxi, Photpho, Kẽm, Sắt, Magie, Natri, Kali,… Ngoài ra, trong khoai lang còn có hàm lượng chất xơ cao nên rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Ăn khoai lang buổi sáng có tốt không?

Nên ăn khoai vào những thời điểm nào thì sẽ tốt cho sức khỏe, ăn khoai lang buổi sáng có tốt không? Với những tín đồ của khoai lang thì những câu hỏi này chắc chắn rất được quan tâm. Để giải đáp những thắc mắc này thì theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, ăn khoai lang buổi sáng rất tốt cho sức khỏe vì trong khoai có nhiều chất dinh dưỡng lại giàu chất xơ tốt cho đường tiêu hóa. Cụ thể những lợi ích khi ăn khoai lang buổi sáng có thể nhắc đến như:

  • Ngăn ngừa ung thư: Trong thành phần của khoai lang có chứa beta carotene có tác dụng giảm thiểu nguy cơ thiếu hụt vitamin A cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch. Đặc biệt với phụ nữ nếu thường xuyên ăn khoai lang sẽ giúp ngăn ngừa bệnh ung thư vú trong thời kỳ tiền mãn kinh.
  • Phòng ngừa bệnh tiểu đường: Nếu có thói quen ăn khoai lang vào buổi sáng sẽ giúp ổn định lượng đường huyết, tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Vì trong khoai lang có lượng carbohydrate lành mạnh có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu, giữ nó ở mức ổn định.
  • Ăn khoai lang tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tim và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch hiệu quả: Do trong củ khoai lang có chứa nhiều vitamin B6 và Kali có khả năng ngăn ngừa các cơn đau tim, đột quỵ. Không những thế hàm lượng Kali trong khoai lang còn đóng vai trò như một chất điện ly giúp kiểm soát nhịp tim và các tín hiệu của hệ thần kinh, giúp duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, điều độ của các tế bào.
  • Ăn khoai lang giúp giảm cân: Không phải tự nhiên mà nữ giới yêu thích khoai lang mà là vì trong khoai lang có rất nhiều chất xơ, giúp tạo cảm giác no lâu, hơn nữa hàm lượng calo trong khoai lang lại thấp. Vì thế ăn khoai lang buổi sáng sẽ rất tốt cho những ai đang muốn giảm cân, giữ dáng.
  • Giúp làm đẹp da và chống viêm da: Trong khoai lang có hàm lượng vitamin C, magie, beta carotene khá cao nên có tác dụng kháng viêm cả bên trong lẫn ngoài cơ thể. Nhờ đó, sẽ giúp các vết thương hở, các vết thương do mụn nhanh lành hơn. Ngoài ra nếu ăn khoai lang thường xuyên còn giúp cơ thể tái tạo collagen, duy trì sự tươi trẻ cho làn da và giúp ngăn ngừa lão hóa hiệu quả.

Lưu ý khi ăn khoai lang

  • Nếu người dùng muốn bồi bổ cho cơ thể thì nên ăn khoai lang vỏ đỏ ruột vàng. Còn nếu muốn giải cảm, chữa táo bón hiệu quả hơn thì nên ăn khoai lang vỏ trắng ruột trắng.
  • Người có hệ tiêu hóa không tốt, thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng thì không nên ăn nhiều khoai lang vì sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, gây cảm giác sinh hơi, trướng bụng nặng thêm.
  • Những người bị viêm loét dạ dày cần hạn chế ăn khoai lang vì khoai lang có nhiều đường, sẽ làm tăng tiết dịch vị và làm nóng dạ dày gây khó chịu cho bụng.
  • Người bị thận cần tuyệt dối không nên ăn củ và cả rau khoai lang vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A,… sẽ gây sức ép lên thận khiến bệnh thận nặng hơn và còn gây ra những tác hại nguy hiểm cho cơ thể người bệnh như rối loạn nhịp tim, yếu.
  • Không nên ăn khoai sống vì khoai có nhiều tinh bột, nếu không được nhiệt phá hủy thì màng tế bào của tinh bột sẽ gây khó tiêu. Vì vậy nên luộc, hấp, nấu canh, chiên,… trước khi ăn, tốt nhất hạn chế chiên, rán để tốt cho sức khỏe. Ngoài ra khoai lang được làm chín thì sau khi ăn cũng sẽ không xuất hiện tình trạng đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn,… nữa.
  • Không nên ăn quá nhiều khoai lang khi đói hay ăn cùng một lúc hoặc ăn nhiều liên tiếp nhiều ngày liền vì sẽ làm hệ tiêu hóa sản sinh một lượng lớn carbon dioxide (CO2) gây đầy hơi, ợ hơi, kích thích sự bài tiết của axit dạ dày gây khó chịu cho hệ tiêu hóa.
  • Không ăn hồng với khoai lang, nếu có ăn cùng 1 ngày thì nên cách nhau ít nhất 5h đồng hồ trở lên. Vì nếu ăn cùng 1 lúc sẽ gây kết tủa ở dạ dày, nghiêm trọng hơn có thể gây bệnh xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Đã ăn khoai thì giảm ăn món chính vì khoai lang cũng chứa lượng carbohydrates tương đương với cơm, vì vậy, nếu ăn cả khoai và cơm cùng nhau trong 1 bữa ăn sẽ gây dư thừa tinh bột, không tốt cho người muốn giảm cân
  • Nên ăn khoai lang kết hợp với thực phẩm chứa chất đạm, rau quả để đa dạng dinh dưỡng và làm phong phú thực đơn hàng ngày.