Cao ngựa bạch có tác dụng gì?

Theo Y học cổ truyền, Cao ngựa bạch và cao ngựa thường đều có tác dụng chữa đau nhức xương khớp, mạnh gân, cường cơ, phòng chống loãng xương, bồi bổ cơ thể. Nhưng theo y lý truyền thống thì cao ngựa bạch có tác dụng tốt hơn hẳn ngựa thường. Đó rất có thể do cấu trúc thành phần vi chất, khoáng chất trong xương ngựa bạch khác xương ngựa thường. Để hiểu hơn về Cao ngựa bạch có tác dụng gì, các bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

cao ngựa bạch có tác dụng gì
cao ngựa bạch có tác dụng gì

Cao ngựa bạch là gì

Theo các tài liệu Phương Đông: Ngựa bạch chính là những con người bị bệnh bạch tạng (đây là thuật ngữ dùng chung cho các chứng bẩm sinh rối loạn quá trình sinh tổng hợp ra sắc tố melanin, làm cho da, tóc và mắt của ngựa có màu nhạt). Đây là nguồn dược liệu quý giúp phòng và điều trị một số bệnh.

Cao ngựa được cô nấu từ xương ngựa. Sau đó phải chưng cất cách thủy nước cốt xương ngựa ở nhiệt độ cao trong nhiều ngày.Sau khi loại bỏ hoàn toàn nước, thu được khối cao ngựa ở thể rắn. Cao được cắt thành từng miếng khoang 1 lạng, bọc nilon kín để cách ly với môi trường.

Trong cao ngựa có đến 17 loại acid amin thiết yếu cho sức khỏe con người giúp thể trạng con người luôn ở trạng thái cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng Đặc biệt xương ngựa sau nấu cao thành cao ngựa tán mịn ra sẽ là nguồn bổ sung canxi rất tốt cho phụ nữ mang thai và cho trẻ nhỏ.

Không phải giống ngựa bạch nào cũng quý hiếm, cho giá trị dược liệu cao. Chỉ có giống ngựa bạch thuộc cao nguyên Tây Tạng mới đích thực là những con ngựa quý giá là do có nguồn thức ăn ở đây vô cùng đặc biệt – loại cỏ mà những con ngựa bạch ở đây ăn trong đó có nhiều  cỏ đông trùng hạ thảo tự nhiên chỉ có ở vùng đất này. Chính vì thế mà những con ngựa bạch ở đây cho giá trị dược liệu rất cao. Ở Việt Nam, có nhiều địa phương nấu cao ngựa, tập trung ở các tỉnh thành trung du và miền núi phía Bắc. Có thể kể như Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn, Lào Cai…

Cao ngựa bạch có tác dụng gì?

  • Phòng và điều trị một số chứng bệnh về xương khớp như thiếu hụt canxi, đau nhức gân xương, loãng xương và thoái hoá xương khớp, bệnh đau cột sống thắt lưng,
  • Tăng cường dinh dưỡng, sức đề kháng phòng ngừa bệnh tật. Giúp nâng cao thể trạng, phục hồi sức khỏe nhanh cho người suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, người ốm yếu, trẻ em chậm phát triển
  • Hỗ trợ điều trị người thiếu máu, huyết áp thấp, bị viêm dạ dày – tá tràng mạn tính, điều hòa các hoạt động sinh lý.
  • Một tác dụng rất tốt của cao ngựa là giúp phục hồi sức khỏe người bệnh và tăng cường sức khỏe.

Cách dùng cao ngựa bạch

Cách sử dụng cao bạch ngựa để phát huy tác dụng đơn giản nhất là bạn thái mỏng 1 lạng cao rồi ngâm trong 500 ml rượu trắng, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ 20ml.Cho một miếng cao vào chén nhỏ cùng 1 thìa café mật ong và một chút nước lọc cho dễ ăn rồi hấp cách thủy từ 10 đến 15 phút rồi lấy ăn trước bữa cơm 10 phút hoặc có thể ăn trực tiếp

Một vài điều cần lưu ý khi sử dụng cao bạch ngựa

Cao ngựa bạch được nghiên cứu có các thành phần tốt cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số bệnh, tuy nhiên không phải ai cũng sử dụng được cao ngựa bạch, và việc sử dụng bừa bãi không theo chỉ định của bác sĩ sẽ dẫn đến nhiều tác hại không mong muốn.

Không nên sử dụng trong thời gian dài. Tốt nhất nên dùng mỗi đợt 100g và cách nhau 3 tháng để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh. Trong một số trường hợp có thể dùng hơn nếu có sự chỉ định của bác sĩ.

Khi dùng cao ngựa thì nên kiêng ăn hải sản như tôm, cua, cá , các gia vị cay như ớt, tỏi, hạt tiêu, nước chè đặc, đậu xanh, rau muống, măng.

Theo Tây Y, thường có chống chỉ định dùng thuốc bổ giàu đạm trong các bệnh cấp tính ngoài da và đau xương khớp như bệnh dời leo, bệnh Gút khi đang lên  dùng được cao xương ngựa khi có dấu hiệu suy thận với nồng độ Creatine trong máu trong giới hạn từ 1,5 – 6 mg/L

Không nên dùng cao ngựa cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi.