Nội dung bài viết
Cây cỏ mực trị bệnh gì?
Cây cỏ mực trị được các bệnh sau đây:
- Cây cỏ mực trị gan nhiễm mỡ
- Cây cỏ mực trị chảy máu cam
- Cây cỏ mực trị viêm họng
- Cây cỏ mực trị cơ thể suy nhược, thiếu máu, ăn không ngon
- Cây cỏ mực trị mề đay
- Cây cỏ mực trị sốt phát ban
- Cây cỏ mực trị bạch biến, lang ben
- Cây cỏ mực trị bệnh trĩ
- Cây cỏ mực trị sốt xuất huyết nhẹ
- Cây cỏ mực trị sỏi thận
cây cỏ mực trị bệnh gì?
Chữa gan nhiễm mỡ
Các nhà nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng một trong những tác dụng cây cỏ mực là có khả năng bảo vệ gan khỏi bị tổn hại bởi các hóa chất độc hại do ăn uống, đồng thời tái tạo lại các tế bào gan.
Các cách sử dụng:
Bài 1: 30g cỏ mực, 20g nữ trinh tử, đương quy, trạch tả mỗi vị 15g. Sắc lấy nước uống trong ngày.
Bài 2: Cỏ mực, cát căn mỗi vị 30g, 20g nữ trinh tử, đương quy, trạch tả, chỉ củ tử, bồ công anh mỗi vị 15g. Sắc lấy nước uống hết thay nước hàng ngày. Sử dụng chữa gan nhiễm mỡ do uống rượu bia.
Bài 3: 30g cỏ mực, 20g nữ trinh tử, đương quy, trạch tả mỗi vị 15g, đại hoàng 6g, lá sen 15g. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang. Đây là bài thuốc dành riêng cho những người bị gan nhiễm mỡ do tăng cân, béo phì.
Chữa chảy máu cam
Sắc nước uống trong ngày gồm các loại sau: 20g cỏ mực, 20g hoa hòe sao đen, 16g cam thảo đất. Uống liên tục 2-3 ngày sẽ khỏi.
Chữa viêm họng
Bài thuốc này gồm: 20g cỏ mực, 20g bồ công anh, 16g kim ngân, 12g hạt rẻ quạt, 16g cam thảo đất. Để đạt hiệu quả dùng liên tục 3-5 ngày.
Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, ăn không ngon
Cỏ mực, cỏ mần trầu mỗi vị 100g, gừng khô 50g, đem thái nhỏ các vị, sao vàng hạ thổ. Cho 3 bát nước dừa vào nấu còn 8 phân, chia làm 2 lần uống hết trong ngày.
Chữa mề đay
Sử dụng các thảo dược sau: cỏ mực, lá xương xông, lá huyết dụ, lá diếp cá, lá dưa chuột, lá khế, lá nhài đem giã nát rồi vắt lấy nước cho người bệnh uống, bã dùng để xoa hoặc đắp lên người.
Chữa sốt phát ban
Lấy 60g cỏ mực sắc lấy nước uống ngày 1 thang, uống làm 2-4 lần trong ngày.
Chữa bạch biến, lang ben
Cỏ mực, hà thủ ô mỗi thứ 30g, đương quy, xích thược, bạch truật mỗi vị 10g, 12g bạch chỉ, đan sâm đảng sâm mỗi loại 15g, thiền thoái 6g. Sắc và uống liên tục trong 3-5 ngày bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả ngay.
Chữa bệnh trĩ
Lấy 1 nắm cỏ mực ( bao gồm cả rễ, thân và lá) đem giã nát, vắt lấy nước cốt. Lấy một ly rượu nhỏ nấu lên cho nóng rồi cho nước cỏ mực vào hòa lẫn uống. Phần bã lấy đắp bên ngoài hậu môn mỗi khi búi trĩ bị sa ra ngoài.
Chữa sốt xuất huyết nhẹ
Cỏ mực, củ hoặc lá sắn dây mỗi vị 20g, lá trắc bá, hoa hòe đều sao đen mỗi vị 12g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa sỏi thận
Lấy 25g cỏ mực nấu chung với 15g xa tiền thảo uống nhiều lần trong ngày cho hết như uống nước trà. Nếu quá khó uống có thể cho thêm chút đường để tạo vị ngọt. Dùng bài thuốc này liên tục sẽ làm tan các cục sỏi trong cơ thể.
Theo dân gian, cây cỏ mực đã được sử dụng rất an toàn mà không có bất kì tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng khuyên rằng bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng loại thảo dược này để điều trị những bệnh về dạ dày, tiêu chảy hoặc thận, đặc biệt là khi bạn có triệu chứng cảm lạnh.
Ngoài ra, khi dùng cỏ mực để bôi ngoài da hoặc trị hói có thể khiến bạn ngứa ngáy và khô da. Do đó, tốt nhất là bạn vẫn nên đi khám da liễu và da đầu để kiểm tra xem bạn có bị dị ứng với loại thảo dược này không.
Cây cỏ mực là cây gì?
Trong đông y, loại thảo dược này còn được biết đến với tên gọi dân gian là cây nhọ nồi hay cây hạn liên thảo. Đặc trưng của cây cỏ mực so với các loại cây khác đó là thân và lá của chúng có lông trắng cứng, thưa. Cây có hoa màu trắng với cuống dài, thân ngắn, dẹt và tròn. Lá mọc đối, không có cuống và hình dạng giống với mũi giáo. Rễ của cây có hình trụ và màu xám. Đầu hoa có màu trắng, thông thường chỉ có duy nhất một bông hoa trên một thân.
Các nghiên cứu đã phát hiện thấy trong cỏ mực có các chất: saponin, tanin, chất đắng, caroten, ancaloit, tinh dầu, vitamin E, vitamin A, vitamin K… Vì vậy việc sử dụng và chế biến các thành phần của cây rất tốt cho sức khỏe.
Loài cây này thường mọc phổ biến ở những nơi ẩm ướt trong vùng ôn đới ấm áp đến các khu vực nhiệt đới. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy cây cỏ mực ở Việt Nam (đặc biệt là ở miền Bắc), Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Nepal và Brazil.
Lưu ý khi sử dụng cây cỏ mực
Trước khi dùng nên rửa thật sạch và chỉ dùng các bài thuốc từ cỏ mực khi bệnh nhẹ. Không dùng cỏ mực để uống cho phụ nữ có thai; người đang bị tiêu chảy.