Nội dung bài viết
Cây dừa cạn trị bệnh gì?
Cây dừa cạn hỗ trợ điều trị các bệnh sau rất hiệu quả:
- Phòng ngừa ung thư máu, viêm đại tràng
- Cây dừa cạn trị tăng huyết áp
- Cây dừa cạn trị đau nhức xương khớp
- Cây dừa cạn trị mất ngủ
- Cây dừa cạn trị u xơ tuyến tiền liệt
- Chữa phụ nữ bị bế kinh
- Chữa bệnh rong kinh ở phụ nữ
- Cây dừa cạn trị bỏng nhẹ
- Cây dừa cạn trị bệnh trĩ
Cây dừa cạn trị bệnh gì?
Phòng ngừa ung thư máu, viêm đại tràng
Sử dụng 15 – 20g thân lá dừa cạn khô đem sao vàng đem sắc với 1 lít nước đến khi còn 1 nửa. Chia thành 3 bữa, uống sau khi ăn 30 phút có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư máu và viêm đại tràng.
Trị tăng huyết áp
20g thân cây dừa cạn, đem sao khô vàng, sau đó thêm 20g lá dâu đem sắc với 3 bát nước đến khi còn nửa, uống từ 2-3 lần mỗi ngày.
Trị đau nhức xương khớp
Lá dừa cạn và lá hoa hòe với tỉ lệ 1:1, đem giã nhỏ ra sau đó đắp lên vùng đau, cố định lại bằng vải trong vòng 1-3 tiếng đồng hồ sẽ thấy các cơn đau nhức giảm đi rất nhiều.
Trị mất ngủ
12g hạt muồng sao đen và lá vông nem, kết hợp với 20g thân lá dừa cạn khô sao vàng sắc nước uống trước tối đi ngủ 30 phút sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Trị u xơ tuyến tiền liệt
Lá dừa cạn, huyền sâm, chè khô, xuyên sơn mỗi thứ 12g, 5g hoàng trinh nữ, 10g bối mẫu; cát căn, đinh lăng mỗi thứ 16g đem sắc với 1 lít nước đến khi còn 1 nửa, chia đều 3 bữa uống khi còn ấm sau bữa ăn 30 phút có tác dụng trị u xơ tuyến tiền liệt hiệu quả. Bài thuốc sẽ phát huy được hiệu quả tốt nhất sau 3 tháng áp dụng.
Chữa phụ nữ bị bế kinh
16g dừa cạn phơi khô, 12g, nga truật, 8g chỉ xác, 16g trạch lan, 16g huyết đắng, 12g hương phụ, 10g hồng hoa, tất cả đem sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần trước khi đến kì kinh nguyệt sẽ hỗ trợ giảm đau và điều hòa chu kì kinh nguyệt ở phụ nữ.
Chữa bệnh rong kinh ở phụ nữ
Phụ nữ bị rong kinh có thể lấy từ 20 – 30g dừa cạn sao vàng (toàn cây có cả hoa và rễ), sắc lấy nước, uống liên tục từ 3 – 5 ngày.
Trị bệnh trĩ
Cây dừa cạn có tác dụng trị các bệnh chảy máu tươi, tiết dịch, búi trĩ sinh đau và trĩ khá hiệu quả
Hoa và lá dừa cạn, lá thầu dầu tía bằng với tỉ lẹ 1:1, sau đó rửa sạch, giã nát đắp vào vùng trĩ. Kết hợp với áp dụng bài thuốc dừa cạn (sao vàng) 20gam, cỏ mực 20gam, phòng sâm 16gam, hoàng kỳ 12g, đương quy 12g, bạch truật 16g, thăng ma 10g, sài hồ 10g, trần bì 10gam, cam thảo 12gam đem sắc nước uống trong ngày để đẩy nhanh tiến trình trị bệnh.
Trị bỏng nhẹ
Lá dừa cạn rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng bị bỏng, có tác dụng làm mát. Tuy nhiên chỉ sử dụng trong trường hợp bị bỏng nhẹ và không dùng cho các vết thương hở.
Dừa cạn là loại cây gì?
Tên thường gọi
Dừa cạn hay hải đằng, dương giác, bông dừa, trường xuân hoa, hoa tứ quý là một loài thực vật trong chi Catharanthus thuộc họ La bố ma (Apocynaceae). Thuộc họ Trúc đào Apocynaceae.
Đặc điểm cây dừa cạn
Dừa cạn là cây thân thảo hoặc cây bụi nhỏ thường xanh, cao xấp xỉ 1 m, nhiều cành. Cây mọc thành cụm với phiến lá thuôn dài, đầu hơi nhọn, mọc đối nhau qua thân cây, cuống dài từ 1-2cm. Hoa của cây dừa cạn màu hồng hoặc màu trắng, có nhụy màu đỏ, 5 cánh, có mùi thơm đặc trưng, mọc riêng lẻ ở các kẽ lá, mọc thẳng đứng. Nở hoa vào tháng 7 – 10 hằng năm. Cây hoa dừa cạn là thực vật vùng nhiệt đới nên cây thích nơi khô ráo, nhiệt độ cao và có ánh nắng mặt trời.. Cây có thể nở hoa liên tục trong suốt mùa hè.
Bộ phận dùng làm thuốc: Lá, thân và rễ
Phương pháp thu hái và bào chế
Cây dừa cạn là loại cây dại mọc phổ biến ở mọi vùng miền của Việt Nam. Cây rất dễ trồng và phát triển tuy nhiên không chịu được lạnh.
Cây được thu hái quanh năm. Cách chế biến là đem cắt ngắn, phơi khô hoặc sao thơm để sử dụng.
Phương pháp bào chế: Cây dừa cạn được dùng tươi hoặc phơi khô sắc nước, tán bột trị bệnh.
Những lưu ý khi sử dụng cây dừa cạn
Cây dừa cạn khá lành tính tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng được. Những người bị huyết áp thấp, tạng hàn không nên sử dụng. Ngoài ra trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa
Trên đây là những công dụng của cây dừa cạn. Qua bài viết trên hy vọng giúp cung cấp thông tin về cây dừa cạn tối quý bạn đọc.