Cây thầu dầu tía chữa bệnh gì?

Cây thầu dầu tía chữa bệnh gì?

Cây thầu dầu tía chữa bệnh trĩ, chữa đau đầu do cảm cúm, chữa sa tử cung và trực tràng, sinh khó hay sót nhau,…Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây thầu dầu tía có chứa các hợp chất có tính kháng viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn. Sau đây là cụ thể hơn về các bệnh mà cây thầu dầu tía có thể hỗ trợ điều trị.

Cây thầu dầu tía chữa bệnh gì
Cây thầu dầu tía chữa bệnh gì

Cây thầu dầu tía chữa bệnh trĩ

Cách 1: Giã nát từ 2-4 lá thầu dầu tía và 3 lá vông rồi cho vào miếng vải mỏng, đắp vào vùng hậu môn rồi ngồi lên giữ trong 5 phút nhưng không ngồi lâu hơn. Cách làm này có thể thực hiện 1 lần/ngày liên tục cho đến 1 tuần, bệnh trĩ sẽ nhanh chóng giảm hẳn, khoảng 1 tháng có thể sẽ khỏi bệnh.

Cách 2: Giã nhỏ lá thầu dầu tía với lá và hoa dừa cạn rồi đắp lên hậu môn sau đó băng lại. Và kết hợp với bài thuốc như sau: 20g dừa cạn, 20g cỏ mực, 16g đảng sâm, 16g bạch truật, 12g đương quy, 12g cam thảo, 12g hoàng kỳ, 10g trần bì, 10g sài hồ, 10g thăng ma. Sắc uống mỗi ngày 1 thang và chia làm uống 3 lần 1 ngày, liên tiếp trong 10 ngày. Sau đó khoảng 3-4 ngày thì uống tiếp liệu trình thứ 2.

Chữa một số bệnh khác

  • Chữa đau đầu do cảm cúm: Dùng lá thầu dầu tía đắp lên trán và 2 bên thái dương rồi nghỉ ngơi khoảng 1 lúc sau cảm giác đau đầu sẽ nhẹ bớt và mất hẳn.
  • Chữa sa tử cung và trực tràng: Giã nát hạt thầu dầu rồi đắp lên đầu sẽ giảm được bệnh này.
  • Sinh khó hay sót nhau: Giã nát 14 hạt thầu dầu tía rồi đem rịt vào 2 bên lòng bàn chân. Ngay sau khi sinh xong thì tháo bỏ ra và rửa sạch chân sẽ có ích cho việc sinh nở của mẹ bầu.
  • Chữa liệt thần kinh mặt: Dùng hạt thầu dầu giã nát rồi đắp vào bên mặt đối diện bên bị liệt.
  • Giúp đi ngoài, làm sạch ruột mà không đau bụng.

Những lưu ý khi sử dụng cây thầu dầu tía

  • Tuyệt đối không được tự ý ăn hay nấu nước hạt thầu dầu tía để uống vì trong hạt có độc có thể sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Trước khi dùng thầu dầu tía rửa hậu môn thì người bệnh cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ trước khi thực hiện để tránh tình trạng viêm nhiễm.
  • Khi điều chế thầu dầu tía với các loại dược liệu khác cần ngâm trước qua nước muối và rửa sạch bụi, vi khuẩn, bụi bẩn.
  • Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị dân gian bằng cây thầu dầu tía, người bệnh cũng nên xây dựng cho mình lối sống khoa học và chế độ ăn uống tích cực để giảm, đầy lùi và phòng ngừa bệnh.

Các cách chữa bệnh bằng cây thầu dấu tía là từ tự nhiên nên sẽ mang lại hiệu quả điểu trị chậm nên người bệnh cần kiên nhẫn thực hiện trong một thời gian dài, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện hoặc khi sử dụng cơ thể có những dấu hiệu bất thường.

Thầu dầu tía là cây gì?

Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/37101479/

Thầu dầu tía (đu đủ dầu, đu đủ tía) là cây thuộc họ của thầu dầu và có tên khoa học là Ricinus communis. Cây có hình dạng như sau:

  • Cây cao từ 4 – 5m, vỏ của cây có nhiều màu sắc khác nhau nhìn rất đặc biệt, các cành non hầu hết đều có phấn trắng.
  • Lá thầu dầu tía to, có dạng bản lớn, mép lá có răng cưa, cuống lá dài và sẽ rụng sớm. Lá có màu xanh lá, xanh lục hoặc cũng màu tím tối.
  • Hoa thầu dầu mọc thành cụm nằm ở ngọn hoặc ở nách lá, hoa đực có màu xanh, nhị màu kem và thường số lượng sẽ nhiều hơn hoa cái. Hoa cái thường có màu đỏ và mọc tại các gai.
  • Quả có hình cầu, nang màu lục hoặc có màu tím chàm xung quanh có gai mềm, bên trong chứa 3 hạt, màu sắc sặc sỡ hơn cả hoa của chúng. Tuy nhiên cần lưu ý, với những quả có hạt lớn hình bầu dục, sáng bóng, giống hạt đậu sẽ chứa độc tính cao, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Thầu dầu tía là dược liệu có vị ngọt, cay, tính bình, có thể giúp tiêu thũng bài nung, bạt độc, chống ngứa. Chính vì thế nên được sử dụng phổ biến trong Đông y để điều trị nhiều bệnh lý.

Ngoài ra, còn 1 điều cần lưu ý là trong hạt thầu dầu tía có chứa một loại protein rất độc là  ricin, chất độc ricin sẽ gây vón hồng cầu và bạch cầu vì thế chỉ với 1 hàm lượng nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng. Người dùng sẽ tử vong nếu không may nuốt phải từ 3-4 hạt đối với trẻ em và từ 14-15 hạt đối với người lớn. Tuy nhiên, nếu chất ricin được đun lâu thì độc tính hầu như sẽ không còn nữa, có thể dùng làm thuốc đắp ngoài và có thể ăn hạt thầu dầu đã nấu hay xào cũng sẽ không xảy ra hiện tượng ngộ độc.