Đương quy có tác dụng gì?

Đương quy là một trong những loại dược liệu quý, có rất nhiều công dụng chữa trị bệnh. Từ lâu đã được các lương y tìm hiểu và áp dụng vào các bài thuốc khác nhau. Vậy thực chất cây đương y là loại cây gì? Nó mang lại hiệu quả tuyệt vời như thế nào?

Đương quy có tác dụng gì
Đương quy có tác dụng gì

Đương quy là gì?

Đương quy có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuộc họ cây thân thảo, sống lâu năm, rễ mọc thành củ lớn. Thân hình trụ, lá xẻ giống đinh lăng hoặc lông chim, cuống lá dài, có bẹ. Hoa nhỏ màu trắng hoặc lục nhạt. Rễ đương quy có hàm lượng tinh dầu chiếm đến 0,26%. Đây cũng là thành phần chính được sử dụng nhiều trong đông y làm thuốc chữa bệnh. Bên cạnh tinh dầu, rễ đương quy còn có các hợp chất khác như axit amin, courmarin, sterol, sacharid… Ngoài ra cây đương quy chứa nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe.

Phân bố chủ yếu ở các vùng núi có độ cao từ 2000-3000m, nơi khí hậu ẩm mát. Đương quy hiện nay được trồng chủ yếu ở các tỉnh vùng Tây Bắc như: Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu, Tây Nguyên, Đà Lạt.

Đương quy có vị ngọt, cay, hơi đắng, tính ấm có tác dụng bổ huyết là chính và bồi bổ rất tốt cho sức khỏe.

Tác dụng của vị thuốc đương quy

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây đương quy có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như:

  • Ức chế sự kết tập tiểu cầu, liên quan đến điều trị huyết khối não và viêm tắc tĩnh mạch huyết khối, tăng cường tuần hoàn não.
  • Diệt khuẩn nhẹ và có thể chữa đau bụng, co thắt cơ bắp và giảm triệu chứng viêm phế quản.
  • Tăng sức đề kháng do kích thích miễn dịch, hoạt hóa tế bào lympho B và T, làm tăng sinh kháng thể. Hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu, mệt mỏi, gầy gò, suy nhược cơ thể.
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề sinh sản của phụ nữ, bao gồm: Rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, hội chứng tiền mãn kinh, sản hậu.
  • Đương quy còn có tác dụng điều trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết kém, ăn ngủ kém. Ngoài ra, loại cây này còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh táo bón.
  • Giúp điều trị bệnh động mạch vành, bệnh viêm gan mạn tính, bệnh viêm tiền liệt tuyến, bệnh bại liệt tứ chi và đau cột sống…
  • Một số phụ nữ dùng đương quy để kích thích xuất kinh trong thời kỳ kinh nguyệt và dùng để phá thai.

Khi đương quy kết hợp với hoàng kỳ có tác dụng tăng cường chức năng thận, tăng cường hệ miễn dịch. Đương quy có có chứa psoralen, được sử dụng kết hợp với liệu pháp UV để điều trị bệnh vẩy nến, phương pháp này giúp cải thiện bệnh vẩy nến trên 40 – 66% bệnh nhân.

Ngoài ra tinh dầu đương quy có tác dụng kích thích tiêu hóa, tiêu đờm, lợi tiểu, lợi trung tiện. Người châu Âu sử dụng để điều trị cảm lạnh, khó tiêu, ho, bệnh phế quản, làm dịu thần kinh và kích thích sự thèm ăn.

Những lưu ý khi sử dụng Đương quy

Đương quy là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong đông y, tuy nhiên để sử dụng vị thuốc này cho đúng và đạt hiệu quả cao nhất bạn lên lưu ý những thông tin sau:

  • Hỏi ý kiến bác sĩ về cách dùng đương quy dưới dạng rượu thuốc, chiết xuất hoặc khi dùng cây thuốc tươi.
  • Pha loãng thuốc với nước khi dùng thuốc đối với một số dạng bào chế, chẳng hạn dưới dạng rượu thuốc, tinh dầu.
  • Sử dụng kem chống nắng và quần áo để che chắn vì làn da có thể trở nên nhạy cảm và dễ cháy nắng hơn khi dùng cây đương quy.
  • Không nên lưu trữ đương quy trong hũ nhựa vì sẽ gây tương tác với tinh dầu trong cây.

Một số bài thuốc sử dụng Đương Quy:

Bài thuốc bổ máu

Nguyên liệu: 8g đương quy, 6g quế chi, 6g sinh khương, 6g đại táo, 10g bạch thược, 50g đường phèn.

Cách dùng: Sắc các vị thuốc cùng 600ml nước đến khi còn 200ml, thêm đường vào, dùng uống mỗi ngày 1 thang, ngày uống 3 lần.

Bài thuốc chữa viêm quanh khớp vai, đau nhức cánh tay

Nguyên liệu: 12g đương quy, 10g ngưu tất, 8g nghệ.

Cách dùng: Sắc tất cả thuốc với 500ml nước đến khi còn một nửa lượng nước, ngày uống 2 – 3 lần. Liều lượng 1 thang/ngày. Cần kết hợp với các bài tập vận động, co duỗi cánh tay để nhanh chóng giảm đau nhức.

Bài thuốc chữa mất ngủ, nhức đầu, ngủ hay mê

Nguyên liệu: 100g đương quy, 40g viễn chí, 40g xương bồ, 60g táo nhân, 60g ngũ vị tử, 80g khởi tử, 40g đởm tinh, 40g thiên trúc hoàng, 40g long cốt, 60g ích trí nhân, 40g chu sa, 80g hồ đào nhục, 60g bá tử nhân.

Cách dùng: Tán tất cả thành bột mịn, thêm mật ong vào và làm thành viên 4g. Mỗi ngày uống 2 lần, 1 viên/lần và duy trì liên tục trong khoảng 15 ngày.

Phụ nữ kinh nguyệt không đều, cơ thể suy nhược

Nguyên liệu: 12g đương quy, 8g bạch thược, 12g thục địa, 6g xuyên khung.

Cách dùng: Sắc cùng 600ml nước cho đến khi còn 200ml, chia ra ngày uống 2 lần.

Những ai không nên sử dung Đương Quy?

  • Không dùng cho người bị tiêu chảy, phụ nữ có thai
  • Tránh dùng với thuốc chống đông máu
  • Tránh dùng cho người bị viêm loét đường tiêu hóa, rối loạn máu hoặc bị bệnh tiểu đườnd
  • Những người bị bị bệnh đái tháo đường, viêm loét hệ tiêu hóa hoặc có rối loạn về máu, phụ nữ có thai, trẻ em không nên sử dụng đương quy.Cây đương quy có thể tương tác với rất nhiều loại thuốc thảo dược khác. Vì vậy, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc kỹ lưỡng trước khi sử dụng vị thuốc này.