Lá thuốc dòi là gì?

Lá thuốc dòi là gì?

Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23627087/

Cây lá thuốc dòi thường được gọi với tên thân thuộc khác là bọ mắm. Đây là một loài thực vật có hoa trong họ tầm ma. Là loại cây sống thành bụi, thân thảo có lông và cành mềm. Cây có vẻ ngoài khá giống rau răm hay cây Hoàng ngọc, thân tím, lá tím. Lá thuốc giòi mọc so le, đố khi mọc bằng lá kép, lá không nhẵn có lông cả hai mặt, đặc biệt là ở mặt dưới. Lá có độ dài khoảng 4 – 9cm, rộng 1,5 – 2,5cm, có 3 gân mọc từ cuống tới ngọn.

Cây lá thuốc dòi cho hoa quanh năm thường là vào cuối mùa hạ,khi cây đã trưởng thành, Hoa thuốc dòi màu trắng, nhỏ nhắn, nở thành chùm ở nách của nhánh cây. Quả thuốc dòi có hình trứng nhọn, có các khía dọc như chia thành từng múi.Lá thuốc dòi thường được dùng tươi nấu nước. Nhưng nếu không có điều kiện có thể đem phơi khô dùng dần.

Cây thuốc dòi phân bố ở một số vùng như Ấn Độ, bán đảo Đông Dương, Phillipin, Malaysia,… Ở Việt Nam, cây thuốc dòi có thể dễ dàng tìm thấy ở những vùng đất ẩm và mọc hoang ở khắp nơi, có cả 3 miền.

Lá thuốc dòi là gì
Lá thuốc dòi là gì?

Tác dụng của lá thuốc dòi?

Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26067593/

  • Điều trị bệnh viêm họng, ho lâu năm: Bạn chỉ cần sử dụng 20-30g cây thuốc dòi khô sắc cùng 1 lít nước để uống hoặc kết hợp với 30g lá thuốc giòi dã nát cùng ít muối và chỉ lấy nước bỏ bã đun sôi khoảng 15 phút rồi nuốt dần. Việc sử dụng cây thuốc dòi trị ho sẽ cho bạn thấy được hiệu quả bất ngờ. Liều trung bình cho mỗi ngày từ 10 đến 20g (Khô), uống sắc nét. Thuốc này cũng được sử dụng như một chất dẫn truyền thần kinh và cũng gây sảy thai. Vì vậy, bà bầu không nên uống nhiều thảo dược này.
  • Điều trị viêm mũi sưng đau, chảy nước mũi, ngẹt mũi: Sử dụng khoảng 20g lá hay hoa cây thuốc dòi đem giã nát cùng vài hạt muối, sau đó rửa sạch, vắt lấy nước bỏ bã và dùng bông y tế bôi hoặc nhét vào mũi từ 3-4 lần trong ngày.
  • Điều trị mụn nhọt, viêm sưng vú, các vết lở loét hay mụn, mủ, vết bầm tụ máu:Bạn cần lấy một nắm lá thuốc dòi đem rửa sạch, sau đó ngâm qua nước muối pha loãng rồi đem giã nát và áp dụng nó vào khu vực sưng đau, có thể dùng cả bã rồi đắp lên.
  • Điều trị viêm đường tiết niệu: Dùng 30g- 60g bọ mắm tươi hoặc khô sắc cùng 1 lít nước để dùng uống trong ngày. : Lưu ý nên uống nhiều nước và không nên ăn quá nhiều đường.
  • Chữa đau răng: Lấy vài lá thuốc giòi giã nát rồi vắt lấy nước ngậm hoặc nhai lá tươi và ngậm, nhét vào chân răng đau.
  • Chữa amidan : Dùng lá bọ mắm tươi nhai, ngậm, nuốt nước; hoặc dùng 15-20g, sắc nước uống.
  • Dùng để nấu nước giải nhiệt cơ thể : Ngoài ra, lá thuốc dòi còn được dùng để nấu nước bí đao giải nhiệt vì có vị ngọt, nhạt, tính mát.

Uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không?

Có nhiều người thắc mắc không biết uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không? Thực tế, không chỉ riêng cây thuốc dòi mà tất cả các vị thuốc khác khi sử dụng cũng đều cần có liều lượng nhất định, cách dùng hợp lý. Việc lạm dụng quá nhiều các dược liệu sẽ gây ra các tác dụng phụ trên người bệnh.

Đối với cây thuốc dòi, khuyến cáo liều dùng mỗi ngày trung bình khoảng 10-20g. Việc tăng giảm liều lượng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ và phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ cụ thể của từng người bệnh.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy đi tìm hiểu về tác hại của vị thuốc này. Thuốc dòi khi sử dụng quá liều lượng sẽ gây ra một số tác dụng sau:

Đối với phụ nữ mang thai

Cây thuốc dòi là loại dược liệu có tính chất điều kinh. Vì vậy, phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng thường xuyên và liên tục cây thuốc dòi. Bởi có thể làm tăng co cơ trơn tử cung, dễ ảnh hưởng đến thai nhi và thậm chí dẫn đến sảy thai.

Trong các trường hợp bà bầu cần sử dụng loại thảo dược này, cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ. Nếu xuất hiện bất kỳ biểu hiện lạ nào trong thời gian điều trị bằng thuốc này thì phải dừng sử dụng ngay và đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.

Bên cạnh đó, việc uống nhiều lá thuốc dòi còn có thể làm hạ huyết áp, hạ nhiệt và làm giảm hiệu quả của một số thuốc nếu dùng cùng lúc. Chính vì vậy, có thể trả lời cho câu hỏi “uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không” đó chính là “không”.

Làm mất cân bằng điện giải

Do cây thuốc dòi có công dụng làm mát phế vị, thông tiện, lợi tiểu nên trong nhiều trường hợp có thể làm mất đi sự cân bằng điện giải của cơ thể, nhất là khi dùng quá nhiều. Điều này khiến cho việc hấp thụ các khoáng chất như: kali, natri… sẽ bị giảm do đào thải nhiều qua nước tiểu.

Đối với người có cơ địa tính hàn

Cây thuốc dòi có tác dụng giúp thanh nhiệt cơ thể. Vì vậy, đối với những người có cơ địa tính hàn hay còn gọi là thân nhiệt thấp sẽ rất dễ tạo ra các phản ứng đối nghịch nhau, không có lợi cho cơ thể khi sử dụng. Do đó, những người có thể hàn, thấp nhiệt cần chú ý liều lượng khi sử dụng cây thuốc dòi.

Lưu ý khi sử dụng lá thuốc dòi?

Chúng ta không thể phủ nhận những tác dụng mà lá thuốc dòi mang đến cho sức khỏe là vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên chúng ta không nên lạm dụng. Theo Đông y, liều dùng trung bình cho mỗi ngày từ 10 đến 20g để sắc uống. Bên cạnh đó, loại thuốc này còn được dùng như thuốc điều kinh, dễ gây sảy thai. Vì vậy phụ nữ có thai không nên uống nhiều. Do vậy bạn nên cân nhắc và kiểm soát kỹ khi sử dụng lá thuốc dòi là gì , để tránh gây ra tác dụng ngược.