Sáp ong có tác dụng gì?

Nhắc đến các loại thực phẩm vừa chữa bệnh vừa làm đẹp thì không thể không nhắc đến mật ong. Nhưng còn có một thứ khác từ mật ong cũng tốt chẳng kém đâu, đó chính là sáp ong. Ngày nay, sáp ong được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống nhờ độ thuần tự nhiên, không chất độc hại. Vậy cụ thể thì sáp ong có tác dụng gì đối với con người? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về loại dược phẩm thiên nhiên qua bài viết dưới đây nào.

Sáp ong có tác dụng gì
Sáp ong có tác dụng gì

Sáp ong là gì?

Sáp ong hay trong Hán Nôm gọi là phong lạp, là một chất lỏng không màu, được hình thành từ những con ong mật đi thu lượm nhựa cây mang về tổ. Sáp được sản xuất bởi các con ong non, chúng nhai và pha trộn với phấn hoa, sáp ong trở nên ngả màu vàng hoặc nâu do có thêm phấn hoa và keo ong. Sáp ong thường gồm có 3 phần chính: phần sáp ong chứa mật, phần sáp chứa phấn hoa và phấn sáp chứa nhộng, ong non.

Người ta chủ yếu lấy sáp ong từ các con ong rừng phân bố nhiều trong các khu rừng nhiệt đới ở nước ta. Hiện nay, nhiều người nhận thấy giá trị của sáp ong nên nhiều gia đình cũng đã nuôi, gọi là sáp ong nuôi.

Thành phần hóa học của sáp ong

Trong sáp ong có chứa các thành phần axit béo và este. Ngoài ra, còn có chứa chất caffeic acid phenethyl ester (CAPE) và bioflavonoids. Flavonoids bao gồm từ 20 -30 loại khác nhau, trong đó quan trọng nhất là chrysin, pinocembrin và galangin.

Các chất monosaccharide, cellulose, các acid amin, các nhóm vitamin như B1, B2, pro-vitamin A, E và D, nicotinic acid, folic acid, các chất khoáng như canxi, magnesium, sắt, đồng, kẽm và manganese.

Sáp ong có tác dụng gì

Sáp ong là loại thực phẩm tinh khiết với chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên. Bên cạnh đó sáp ong còn là một vị thuốc đa công dụng với khả năng chữa bệnh, hỗ trợ sức khỏe và làm đẹp cho các chị em phụ nữ như:

Sáp ong làm đẹp:

Trong sáp ong có nhiều dưỡng chất và độ ẩm cần thiết cho da, giúp làn da mềm mại và tránh được các tác động từ môi trường ngoài. Ví dụ như các vitamin A hay khả năng kháng khuẩn. Nhờ thành phần chống viêm và kháng nấm hiệu quả, người ta còn dùng sáp ong để tái tạo da, giúp làn da trẻ hóa, không còn dấu hiệu khô nẻ hay lão hóa.

Sáp ong dùng trong việc trị bệnh:

  • Sáp ong có vị ngọt, ấm và không độc, nó giúp cơ thể khỏe mạnh, ăn uống ngon miệng.
  • Tác dụng giảm cholesterol trong máu và giảm đau rất tốt. Sáp ong cũng là chất ngăn ngừa viêm loét một cách hiệu quả.
  • Trong ngành dược phẩm sáp ong được sử dụng như một chất kháng sinh, tiêu diệt nấm tốt nên cũng được sử dùng để trị bỏng hay các bệnh về trĩ và đường hô hấp.
  • Sáp ong được dùng trong thực phẩm: Sử dụng trong chế biến, đóng gói và bảo quản một số loại thực phẩm. Bởi nó có thể bảo vệ, chống lại các tác động của acid trong thực phẩm, bao gồm cả mật ong, giúp giữ cho thực phẩm lành mạnh và an toàn khi tiêu thụ.

Một số lưu ý khi sử dụng sáp ong

Dù sáp ong có rất nhiều công dụng cho sức khỏe, làm đẹp, thực phẩm và y học nói chung nhưng khi sử dụng sáp ong cũng cần có một số lưu ý cần phải biết nhằm tăng hiệu quả của dược liệu, đồng thời tránh tiền mất tật mang:

  • Không nên dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, bệnh nhân tiểu người, người bị bệnh gan, thận, huyết áp thấp hoặc mới vừa trải qua phẫu thuật.
  • Trong quá trình làm đẹp bằng sáp ong, không nên sử dụng cho người có làn da dầu, nhờn, dễ bị kích ứng để tránh dị ứng da. Nếu muốn sử dụng thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để có những hướng dẫn cần thiết.
  • Với những người thường sử dụng rượu sáp ong để làm thuốc thì cũng không nên uống quá 70ml một ngày. Nếu sử dụng số lượng nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe.
  • Không bảo quản sáp ong ở nơi có ánh sáng và nhiệt độ cao vì điều này sẽ khiến sáp ong dễ bị nóng chảy. Bên cạnh đó, không nên bảo quản sáp ong trong các dụng cụ kim loại vì đường và axit hữu cơ trong sáp sẽ có điều kiện lên men một phần, ăn mòn lớp kim loại và làm tăng thêm hàm lượng kim loại trong sáp ong, đồng thời gây ra cảm giác buồn nôn khi sử dụng sáp ong.

Hiện nay, vẫn khá ít các nghiên cứu về tác dụng của loại thảo dược này. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn để hiểu rõ hơn, liệu sử dụng sáp ong có phù hợp cơ thể mình hay không nhé!