Tác dụng của quả sung xanh

Quả sung xanh không còn xa lạ gì với chúng ta, nó là một loại quả vô cùng bình dị và gần gũi. Không những là một loại quả ngon, bổ dưỡng mà còn là một vị thuốc đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà chúng ta không ngờ tới. Vậy tác dụng của quả sung xanh là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Tác dụng của quả sung xanh
Tác dụng của quả sung xanh

Tác dụng của quả sung xanh

Điều trị bệnh béo phì

Quả sung cung cấp chất xơ lớn có tác dụng giảm cân hiệu quả, thường khuyên dùng cho những người béo phì.

Điều trị tiêu hóa kém và bệnh về đường ruột

Từ xưa ông cha đã biết sử dụng quả sung để tăng cường tiêu hóa.

Quả sung phơi khô cũng có tác dụng giúp kích thích tiêu hóa, hỗ trợ điều trị bệnh đại tràng, kém tiêu hóa.

Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Sung có chứa nhiều hoạt chất chống Oxy hóa, chính những hoạt chất này đã góp phần ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, kiềm chế sự phát triển của các khối u.

Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

Từ xưa dân gian đã sử dụng quả sung như là một vị thuốc dùng để điều trị chứng lòi dom, trĩ ngoại, trĩ nội.

Ngày nay với lối sống thời hiện đại mà rất nhiều người mắc bệnh trĩ, sử dụng quả sung khô được xem là một giải pháp tốt hiệu quả và an toàn cho những bệnh nhân mắc trĩ nội và Trĩ ngoại.

Điều trị đau nhức xương khớp

Hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu là công dụng tiêu biểu được nhiều người sử dụng. Chính vì vậy sử dụng quả sung giúp điều trị được các chứng bệnh đau nhức xương khớp do khí huyết lưu thông kém (Biểu hiện: Đau mỏi lưng sau khi ngủ dậy, đau đầu chóng mặt, hoa mắt….)

Trong quả sung khô có chứa hàm lượng canxi chiếm khoảng 3%. Đây là chỉ số khá cao, thế nên sử dụng quả sung khô hàng ngày có rất nhiều lợi ích cho hệ xương khớp.

Điều trị bệnh thiếu máu

Hàm lượng chất sắt cao chứa trong sung là một nguồn bổ sung chất sắt tự nhiên rất an toàn. Thích hợp cho những bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt.

Giúp hạ huyết áp

Trong sung có nhiều kali và ít natri. Sự mất cân bằng giữa 2 thành phần này sẽ có tác động tới huyết áp. Do đó khi bổ sung chế độ dinh dưỡng giàu rau củ, đặc biệt là có quả sung tươi giúp lượng kali tăng cao, có tác dụng ngăn ngừa huyết áp hiệu quả.

Giảm cholesterol

Chất Pectin là 1 loại chất xơ hòa tan. Khi chất xơ này vào hệ tiêu hóa sẽ có tác dụng giảm cholesterol trong máu và giảm nguy cơ mắc sỏi mật (sỏi cholesterol), bảo vệ túi mật, ống mật không nhiễm trùng, bào mòn sỏi.

Tác dụng tăng cường chức năng sinh lý

Giúp kéo dài thời gian quan hệ, tăng cường khả năng cương cứng. Dùng để sắc uống hoặc ngâm rượu đều cho hiệu quả tốt.

Tác dụng tăng tiết sữa

Tăng cường tiết sữa ở phụ nữ sau sinh cũng là công dụng được nhiều bà mẹ tin dùng. Nên sử dụng quả sung xanh đun uống hàng ngày cùng với các vị thuốc khác.

Tác dụng của quả sung trong làm đẹp

Ngoài ra, sung còn có tác dụng làm đẹp được nhiều chị em ưa thích, tiêu biểu có thể kể tới như:  Chữa mụn đầu đen, mụn cóc, giúp làn da tươi sáng hơn, ngăn ngừa tình trạng lão hóa da…

Những lưu ý nên biết

Với bất kỳ loại quả nào, việc ăn quá nhiều cũng có thể gây phản tác dụng. Vậy chúng ta cùng đi tìm hiểu các tác dụng phụ nguy hiểm của quả sung mà mọi người nên biết biết để tránh nhé.

Nhạy cảm với ánh nắng

Mặc dù sung rất tốt trong việc chữa các bệnh ngoài da hoặc hỗ trợ chữa ung thư da nhưng đồng thời cũng làm da trở nên nhạy cảm dưới ánh nắng mặt trời. Do đó, các tia UV có thể làm tổn thương, dẫn đến một loại những triệu chứng như lão hóa, hắc tố dưới da, hoặc ung thư da, ngoài ra, còn có thể gây phát ban.

Vì vậy, nếu ăn sung thường xuyên, bạn nên tránh phơi nắng quá lâu để tránh các vấn đề về da.

Đầy bụng

Ăn quá nhiều sung có thể gây đầy bụng hoặc đau bụng. Trong khi sung có tác dụng chữa táo bón thì với một số người, nó lại có tác dụng ngược lại.

Vì vậy, nên uống một cốc nước lạnh sau khi ăn sung có thể giúp giảm nhẹ những vấn đề về tiêu hóa.

Gây dị ứng

Một số người có thể bị dị ứng với sung, có thể bị viêm màng kết, viêm mũi hoặc sốc phản vệ; thậm chí hen suyễn. Vì vậy, trước khi ăn, bạn nên kiểm tra xem có bị dị ứng với sung hay không.

Xuyết huyết

Sung chín có tính nóng, vì vậy ăn nhiều có thể gây xuất huyết võng mạc, trực tràng hoặc chảy máu nhẹ ở âm đạo. Ngoài ra còn có thể gây thiếu máu.

Tụt đường huyết

Sung giúp giảm lượng đường trong máu, có lợi cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, với những người có lượng đường huyết thấp thì ăn nhiều sung là điều không nên.

Oxalate có hại

Oxalate có rất nhiều trong sung, có thể gây hại cho những người bị thận hoặc túi mật. Nếu ăn nhiều sung có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Quả sung đem đến nhiều giá trị chữa bệnh cũng như làm đẹp mà nhiều người bất ngờ, song song với đó chúng ta cũng nên chú ý về những tác dụng phụ với một số đối tượng mà nó đem lại. Mong rằng qua bài viết trên các bạn có thể hiểu được những tác dụng của quả sung xanh đem lại để sử dụng chúng thích hợp hơn. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!