Nội dung bài viết
Các loại sâm ở Việt Nam
Các loại sâm ở Việt Nam được nhiều người lựa chọn nhất bao gồm các loại sau:
- Sâm Ngọc Linh
- Sâm Đá
- Sâm Bố Chính
- Sâm Tam Thất Bắc
- Sâm Đương Quy
- Sâm dây Ngọc Linh
- Sâm rừng
Sâm Ngọc Linh
Hay còn gọi là sâm Tiết túc, sâm khu 5,… với tên khoa học là Panax Vietnamensis, phân bố nhiều tại vùng Tây Bắc và dãy núi Hoàng Liên Sơn, nhưng phát triển tốt và cho giá trị dinh dưỡng cao thì chỉ có thể là sâm mọc ở núi Ngọc Linh thuộc huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Trong sâm Ngọc Linh có chứa hàm lượng Saponin rất dồi dào, cao hơn nhiều so với các loại sâm khác. Trong thân, rễ và lá của sâm Ngọc Linh có đến 52 loại Saponin. Theo các nghiên cứu cho thấy, sâm Ngọc Linh có nhiều tác dụng dược lí tuyệt vời đối với sức khỏe phải kể đến như:
- Chống trầm cảm, suy nhược thần kinh, kích thích hoạt động của não bộ, giảm stress, căng thẳng.
- Tăng cường sức đề kháng của cơ thể và chức năng của gan, bảo vệ gan và các tế bào gan.
- Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư, giúp các loại thuốc chống ung thư hoạt động hiệu quả.
- Giảm các triệu chứng về tiểu đường và xơ vữa động mạch chủ.
- Kích thích hoạt động tiêu hóa và ngăn ngừa lão hóa.
Sâm Đá
Sâm Đá hay sâm Xuyên đá là loại sâm phát triển lạ trên các vùng núi đá vôi ở Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai. Sâm mọc thẳng đứng lúc còn nhỏ và trở thành dạng dây leo khi trưởng thành, có kích thước nhỏ, thân như cây đũa, màu vàng nhạt, có mùi thơm và dễ chịu. Củ sâm khi phát triển sẽ dài và ăn sâu vào mặt đất.
Hàm lượng Saponin dồi dào không kém gì sâm Ngọc Linh rừng tự nhiên. Nhờ sự dồi dào đó mà sâm Đá được dùng nhiều trong việc tái tạo tế bào, phục hồi cơ thể nhanh chóng sau bệnh, giúp tăng cường sức khỏe và xương khớp, loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Đồng thời, sâm Đá còn được sử dụng cho người mắc bệnh tim
Sâm Bố Chính
Sâm Bố Chính hay còn gọi là Thổ Hào sâm thuộc họ Malvaceae, được tìm thấy chủ yếu ở các vùng núi có thổ nhưỡng đặc biệt và khí hậu mát mẻ như vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên như Bình Định, Phú Yên, Gia Lai,… Là loại cây thân thảo, có hoa to và đẹp, cây mềm yếu, sống dai, cao khoảng 0,3 – 1m, rễ to và mập cỡ bằng ngón cái.
Sâm Bố Chính được xem như là một vị thuốc với các công dụng điển hình như:
- Giải nhiệt cơ thể, trị ho, lao phổi, nóng sốt và suy nhược cơ thể.
- Điều hòa kinh nguyệt, trị thiếu máu.
- Điều trị chứng mất ngủ, động kinh, chống suy nhược thần kinh, trầm cảm.
- Kích thích tiêu hóa.
Sâm Tam Thất Bắc
Tam Thất Bắc là loại sâm quý hiếm từ thời xa xưa, có tên gọi khoa học là Panax Pseudoginseng. Được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Lào Cai,… của Việt Nam.
Trong Tam Thất Bắc có chứa nhiều dưỡng chất có lợi như acid amin, sterol, các nguyên tố Ca và Fe, 2 loại Saponin là Arasaponin A và B. Vì vậy loại sâm này thường được dùng để an thần, giảm stress, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, điều hòa chức năng gan và huyết áp, thanh nhiệt giải độc,… Ngoài ra, sâm Tam Thất Bắc còn giúp phòng chống ung thư và chống lại các vi khuẩn gây hại cho cơ thể.
Sâm Đương Quy
Sâm Đương Quy có tên gọi khoa học là Angelica Sinensis, thuộc họ Hoa tán, xuất hiện nhiều ở các tỉnh Lào Cai, Hòa Bình, Đà Lạt, Lâm Đồng,… Trong thành phần sâm có chứa nhiều vitamin giúp tăng cường thể trạng như B12, đặc biệt trong rễ sâm có chứa đến 0,26% lượng tinh dầu.
Đây là loại sâm được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng nhờ khả năng điều hòa kinh nguyệt hiệu quả và chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ thai sản. Mặt khác, sâm Đương Quy còn giúp bổ máu và tăng cường sức khỏe cho cả nam giới.
Sâm dây Ngọc Linh
Sâm Dây Ngọc Linh: Còn được gọi là Đẳng Sâm, hoặc có tên gọi khác là củ đùi gà. Đây là một loại thảo dược quý, có giá trị dinh dưỡng và điều trị bệnh cao được tìm thấy ở vùng núi Ngọc Linh. Dược liệu có giá trị và hiệu quả không thua kém gì hồng sâm, nhân sâm Triều Tiên, sâm Hàn Quốc. Sâm Dây Ngọc Linh được dùng để sắc nước uống hoặc ngâm rượu, giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa ung thư và hỗ trợ trong việc điều trị một số bệnh.
Sâm Dây Ngọc Linh được phân bố chủ yếu ở vùng núi Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum, nơi có độ cao từ 1100-2000m so với mực nước biển. Theo đánh giá của các chuyên gia về Dược liệu học, giá trị dinh dưỡng có trong Sâm Dây Ngọc Linh được tìm thấy ở ba huyện là KonPlong, Tư Mơ Rông, Đakglei, thuộc tỉnh Kon Tum là cao nhất so với các vùng khác.
Ngoài ra, Sâm Dây Ngọc Linh còn được tìm thấy ở một số tỉnh thuộc vùng núi phía bắc như: Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang. Và Cao nguyên Lanbian thuộc huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng nước ta.
Bên cạnh đó, Sâm Dây Ngọc Linh cũng được tìm thấy ở các quốc gia như Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản. Tuy nhiên, hàm lượng saponin không cao bằng Sâm Dây Ngọc Linh tại vùng núi Ngọc Linh nước Việt Nam.
Sâm rừng
Tên gọi
Còn có tên là Sâm nam, sâm quản trọng, sâm rừng, sâm đất, sâm khoai. Tên khoa học Boerhaavia repens thuộc họ hoa phấn.
Phân bố
Mọc hoang ở khắp nơi tại Việt Nam, nhiều hơn tại khu vực miền Bắc. Rễ đào về sấy khô để sử dụng.
Công dụng của sâm rừng
Mặc dù mang tên sâm rừng nhưng hiện thấy dùng trong nhân dân ta. Tại Ấn Độ, rễ cây này được dùng làm thước thông tiểu tiện và nhuận tràng dùng trong các bệnh sũng nước, chứng thũng toàn, chướng bụng nước, các bệnh gan và lá lách, liều dùng 15g, ngày dùng 2 lần. Nếu pha rượu chỉ dùng với liều từ 2 -5gr một ngày.
Khổ sâm
Khổ sâm có nghĩa là sâm đắng được dùng để chỉ ba vị thuốc nguồn gốc và công dụng khác nhau
- Hạt khổ sâm: Thực tế là quả của cây sầu đâu rừng
- Lá của cây Khổ sâm: Thuộc họ thầu dầu
- Rễ cây Dã hòe.
Cần chú ý khi dùng để tránh nhầm lẫn.
Một vài lưu ý khi sử dụng sâm Việt Nam
Các loại sâm ở Việt Nam đều có những tác dụng hữu ích riêng, nhưng việc sử dụng không hợp lí về cách thức cũng như liều lượng sử dụng sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Sau đây là một số đối tượng không nên sử dụng sâm như:
- Người khỏe mạnh bình thường: Khi không có bệnh mà dùng sâm có thể dẫn đến huyết áp tăng, rối loạn các chức năng nội tạng, táo bón, chảy máu cam,…
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú: Không nên lạm dụng quá nhiều sẽ gây dư thừa dẫn đến cản trở quá trình trao đổi chất và chuyển hóa nuôi dưỡng thai nhi.
- Trẻ em: Một số thành phần trong sâm có thể gây ngộ độc, thở gấp, tim đập mạnh, nôn mửa,… đối với trẻ nhỏ.
- Người cao huyết áp, xơ vữa động mạch: Khi sử dụng sâm sẽ gây tích mỡ ở một số cơ quan và gây nguy hiểm đến tính mạng.