Khổ qua rừng là một trong những loại cây mọc dại nhưng lại có dược tính cao nên được sử dụng trong hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Hơn nữa loài cây này còn rất tốt cho sức khỏe với rất nhiều dưỡng chất, thường được dùng để chế biến các món ăn thường ngày. Hãy cùng bài viết sau đây tìm hiểu rõ hơn về khổ qua rừng nhé!
Khổ qua rừng là gì?
Khổ qua rừng là loài dây leo thân thảo có chu kỳ sống hằng năm khoảng từ 5 – 6 tháng. Thân cây có cạnh, dạng dây leo dài từ 2 đến 3 mét. Phần lá cây là lá so le, dài khoảng 5 – 10cm, rộng 4 – 8cm. Phiến lá hình trứng và chia làm 5 – 7 thùy, mép kía răng. Phần gân lá có lông ngắn, mặt dưới lá thường có màu nhạt hơn mặt trên. Hoa đực và hoa cái của cây sẽ mọc tách riêng ở phần nách lá. Cánh hoa khổ qua rừng có màu vàng. Phần quả có hình thoi với chiều dài khoảng 8 -10cm, mặt bên ngoài có nhiều u lồi. Quả non sẽ có màu xanh và khi chín thì chuyển dần sang màu vàng hồng. Tất cả các bộ phận thân, lá, quả của khổ qua rừng đều được sử dụng để làm vị thuốc.
Mô tả hình ảnh khổ qua rừng tươi
Khổ qua rừng tươi có màu xanh hoặc xanh trắng. Kích thước trái nhỏ hơn khổ qua thường, to bằng ngón chân cái, dài chừng 4-5cm. Loại tươi thường có vị rất đắng nên người ta ít sử dụng hơn loại khô.
Mô tả hình ảnh khổ qua rừng khô
Khổ qua rừng khô bên ngoài có màu nâu hoặc nâu đỏ. Bên trong lòng màu trắng ngà hoặc màu vàng. Những sản phẩm khổ qua rừng khô bán trên thị trường thường để nguyên trái hoặc thái mỏng.
Trái khô được ưu tiên sử dụng vì nó ít đắng hơn loại tươi. Nó để dành được lâu mà dược tính vẫn được giữ nguyên. Sau khi mua về, bạn chỉ cần bảo quản chúng nơi khô ráo là được.
Phân biệt trái khổ qua rừng và trái khổ qua nhà
Trái khổ qua rừng nhỏ hơn trái khổ qua nhà, nó có lớp vỏ sần sùi , trái lớn nhất chỉ to bằng 2 đầu ngón tay, hàm lượng thuốc trong trái khổ qua rừng nhiều hơn gấp 10 lần trái khổ qua nhà.
Trái khổ qua rừng
Khổ qua mọc hoang trong rừng thường có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với khổ qua trồng do phát triển hoàn toàn tự nhiên, không phun thuốc trừ sâu, thuốc hóa học, to cỡ ngón chân cái. Các đường rãnh xẻ sâu, khít nhau và lồi rõ ra ngoài. Quả nhà trồng không được như vậy.
Mặt khác, vị củ nó cũng đắng hơn gấp nhiều lần, tuy hơi khó uống nhưng mang lại tác dụng chữ bệnh cao. Dân gian thường nói: “Thuốc đắng giã tật” điều này chính xác với trái khổ qua rừng.
Khổ qua rừng lai
Khổ qua rừng lai tuy có phần giống khổ qua rừng, nhưng các gai nhọn cũng dần bị thoái hóa nên nhìn gần giống khổ qua thường. Màu sắc cũng không đậm như khổ qua rừng.
Trái khổ qua nhà
Trái khổ qua nhà lớn hơn loại sống trong rừng, trái khổ qua nhà trái lớn, to hơn bán tay, lớp vỏ ngoài bóng, hàm lượng dược tính chữa bệnh ít hơn khô qua rừng.
Cách bào chế khổ qua rừng thành thuốc
Dây khổ qua rừng
- Thu hoạch: Dây khổ qua rừng thường được thu hoạch vào cuối mùa thu. Lúc này thân dây khổ qua đã tương đối già, các hoạt chất có trong dây khổ qua sẽ nhiều nhất.
- Chế biến: Dây khổ qua rừng sau khi thu hoạch về, ngắn bỏ lá, các tạp chất khác. Đem dây khổ qua rừng đi rửa sạch, cắt thành từng khúc ngắn khoáng 1-2cm. Phơi trong bóng râm để không bị mất tác dụng của thuốc.
- Sao vàng: Dây khổ qua rừng sau khi được phơi khô sẽ mang đi sao vàng để dùng làm trà.
Trái khổ qua rừng
- Thu hoạch: Trái khổ qua thu hoạch không quan trọng là thu vào mùa nào. Chọn những trái khổ qua rừng đã già, sắp chuyển qua màu vàng là trái có chất lượng tốt nhất.
- Chế biến: Trái khổ qua rừng sau khi thu hoạch về sẽ được rửa sạch. Để nguyên quả, hoặc bào thành từng lát mỏng, phơi âm can để đảm bảo hoạt chất có trong thuốc.
Tác dụng của khổ qua rừng
Là loài cây hoang dại nhưng khổ qua rừng lại được rất nhiều người săn lùng bởi những tác dụng tuyệt vời mà nó mang đến. Loài thảo dược này được ví như một vị thuốc quý mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người nhằm phòng và chống những căn bệnh nguy hiểm. Vậy khổ qua rừng có tính vị và tác dụng gì?
Theo Y học cổ truyền
- Khổ qua rừng có vị đắng, tính mát, không độc giúp thanh nhiệt, giải độc, trừ đờm khí rất tốt.
- Có thể sử dụng thảo dược này cho các trường hợp bị mụn nhọt, viêm nhiễm, trúng nắng hoặc sốt đều được. Bạn có thể lấy lá hoặc dây khổ qua rừng đem đun hoặc giã lấy nước uống để hạ sốt. Hoặc dùng dây khổ qua giã nhỏ rồi đắp lên vùng da bị mụn để tiêu viêm.
- Ngoài ra thảo dược này còn được dân gian truyền tai nhau với công dụng giảm stress, giúp da dẻ mịn màng, tinh thần sáng khoải.
- Một số địa phương còn mướp đắng rừng để chữa bệnh gan, viêm họng, tiểu đường rất tốt.
- Việc dùng khổ qua rừng để chế biến các món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe cũng là cách chữa bệnh được nhiều nơi áp dụng.
Công dụng của khổ qua rừng theo Y học hiện đại
Ngoài Y học cổ truyền, khổ qua rừng còn được các chuyên gia, nhà khoa học y học hiện đại đánh giá là thảo dược đặc biệt tốt cho sức khỏe con người, nhất là những người bị bệnh. Cụ thể:
- Các loại vitamin và khoáng chất trong thảo dược này có tác dụng thải độc, làm mát gan nhờ cơ chế chuyển hóa và đưa độc tố đến thận rồi từ từ loại bỏ ra ngoài nhanh chóng. Nhờ đó mà giúp tăng cường chức năng cho gan, hạn men gan xuống mức an toàn và ngăn chặn sự phát triển của các virus viêm gan B, C.
- Một vài nghiên cứu khoa học cũng cho thấy các hoạt chất trong khổ qua rừng có khả năng kích hoạt một số enzyme vận chuyển glucose từ máu đến tế bào. Từ đó giúp hạ và kiểm soát tốt chỉ số đường huyết ở những người tiểu đường.
- Không chỉ giúp kiểm soát đường huyết, các nghiên cứu hiện đại còn cho thấy khả năng ổn định huyết áp, giảm mỡ máu, kìm hãm sự phát triển của các gốc tự do, khắc phục hiệu quả các vấn đề về tim.
- Với hàm lượng vitamin C và B dồi dào, khổ qua rừng là một trong những thảo dược giúp tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, ngăn ngừa và đẩy lùi hiệu quả các tế bào gây ung thư.
Công dụng của khổ qua rừng
Công dụng của khổ qua rừng tốt cho người bệnh viêm gan B, C
Khổ qua rừng theo Y học cổ truyền là thực phẩm có tính mát, vị đắng, không độc và rất tốt đối với cơ thể, có tác dụng thanh nhiệt giải độc gan hiệu quả. Sử dụng mướp đắng rừng thường xuyên bộ phận gan sẽ hoạt động hiệu quả hơn, không chỉ men gan giảm xuống ở mức ổn định, mà sự phát triển của virus viêm gan B, C cũng bị kìm hãm.
Ngoài trừ trường hợp men gan thấp, còn lại người bệnh gan đều có thể sử dụng thực phẩm này như một phương pháp hỗ trợ điều trị tích cực.
Công dụng của khổ qua rừng tốt cho người bệnh tim mạch
Người bị bệnh tim mạch nên sử dụng khổ qua mỗi ngày, bằng cách chế biến sang thức ăn hoặc pha chế thành trà. Trong trái này có nhiều chất giúp ổn định huyết áp, giảm mỡ máu và kìm hãm sự phát triển của các gốc tự do tức là bạn đang chăm sóc tốt cho sức khỏe tim mạch của mình.
Công dụng của khổ qua rừng tốt cho người bệnh gút (gout)
Bệnh gút có căn nguyên chủ yếu bởi lượng axit uric dư thừa, trong khi đó các chất trong mướp đắng rừng lại có tác dụng tiêu giảm lượng axit uric. Như vậy, nếu bạn muốn ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh gút, sử dụng quả khổ qua rừng là một giải pháp vô cùng hữu hiệu, vừa không có tác dụng phụ vừa an toàn.
Công dụng của khổ qua rừng tốt cho người bệnh tiểu đường
Nhiều nghiên cứu trên thế giới ở động vật và người đều cho kết luận, khổ qua từ rừng rất hiệu quả với người bị tiểu đường. Trong khổ qua chứa protein có chức năng tương chất thúc đẩy phân giải đường dư thừa, chuyển hóa thành năng lượng,… nên người bệnh tiểu đường nếu dùng lâu dài sẽ ổn định và giảm lượng đường huyết,
Công dụng của trái khổ qua rừng tốt đối với người cao huyết áp
Người bị cao huyết áp khi ăn uống khổ qua rừng sẽ cải thiện được tình trạng bệnh, huyết áp giảm và được duy trì ở mức ổn định.
Công dụng khổ qua rừng tốt cho người bệnh mỡ máu cao
Để hiểu rõ hơn về công dụng này bạn có thể liên hệ trực tiếp với bệnh tiểu đường ở trên. Bởi công dụng của nó vừa giúp giảm đường huyết, vừa giúp phân hủy mỡ thừa rất hiệu quả. Người bị mỡ máu dùng thường xuyên mướp đắng rừng chắc chắn sẽ giảm được tình trạng mỡ trong máu.
Công dụng khổ qua rừng tốt cho người bệnh gan nhiễm mỡ
Cũng như các bệnh viêm gan B, C, dược liệu có tác dụng rất tốt với người bệnh gan nhiễm mỡ. Các chất trong thực phẩm này sẽ giúp thanh nhiệt giải độc gan, loại trừ mỡ tồn đọng trong gan (và cơ thể) hiệu quả.
Công dụng khổ qua rừng tốt cho người bệnh ung thư
Khổ qua rừng có vị đắng, mà theo nghiên cứu của người Nhật thì vị đắng có nguồn chính của vitamin B17 – Thành phần “không đội trời chung” với các tế bào ung thư vì tính “sát thương” mạnh mẽ.
Không chỉ vậy, trong khổ qua còn chứa vitamin C cực cao, giúp hệ miễn dịch tăng cao và thúc đẩy khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư.
Công dụng khổ qua rừng tốt cho người bệnh xơ vữa động mạch
Thổ qua rừng có chứa chất Charantin giúp giảm Triglycerides và Cholesterol, phá tan các mảng bám trên thành mạch máu nên rất tốt cho người bệnh xơ vữa động mạch, giúp hạn chế chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não,…
Công dụng khổ qua rừng tốt cho người bệnh mất ngủ
Theo Đông y, chúng có tác dụng cải thiện giấc ngủ rất tốt. Mỗi tối trước khi đi ngủ uống 1 tách trà nóng, chứng mất ngủ sẽ không còn làm phiền bạn.
Công dụng khổ qua rừng trị bệnh béo phì, giúp giảm mỡ
Với công dụng giảm mỡ máu, ổn định đường huyết, khổ qua rừng hiển nhiên cho tác dụng giảm cân hiệu quả. Người bệnh béo phì có thể đưa mướp đắng vào thực đơn của mình mỗi ngày để chăm sóc vóc dáng.
Khổ qua rừng tốt cho người bệnh nám da
Nhờ thành phần thanh nhiệt giải độc, tính mát nên nếu ăn khổ qua rừng thường xuyên, làn da sẽ được cải thiện đáng kể. Phụ nữ bước vào giai đoạn U30, da dẻ bắt đầu lão hóa nên tận dụng thực phẩm này để giữ gìn nhan sắc.
Trên đây là 12 tác dụng hữu hiệu của khổ qua trong việc ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị các căn bệnh thường gặp. Đó có lẽ là lí do giúp khổ qua rừng được mệnh danh là siêu thần dược cho người bệnh.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Ăn vào sau mỗi bữa ăn mỗi ngày 3 lần để giúp hạ đường huyết. Cách này đặc biệt phù hợp nhất với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Chữa bệnh rôm sảy
Đem đi rửa sạch rồi nấu lên với khoảng 2 lít nước. Dùng nước này để tắm hằng ngày cho đến khi rôm sảy biến mất.
Trị côn trùng cắn
Nhai kỹ hạt, nuốt nước rồi dùng bã đắp trực tiếp vào vết cắn. Tình trạng sưng đau sẽ nhanh chóng được xoa dịu.
Chữa ho và viêm họng
Nhai kỹ phần hạt rồi nuốt nước từ từ và bỏ xác. Một số thành phần từ nước hạt có tác dụng làm dịu cổ họng. Đồng thời hỗ trợ làm giảm sưng và giảm kích ứng.
Lưu ý khi sử dụng khổ qua rừng
Mặc dù khổ qua rừng là nguồn nguyên liệu đem lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu dùng không đúng cách sẽ rất dễ phát sinh vấn đề rủi ro. Nhất là trong trường hợp dùng quá nhiều có thể sẽ gây ra một số tác hại sau đây:
Kích thích sẩy thai
Đây là một trong những tác dụng phụ khá nghiêm trọng khi sử dụng quá nhiều khổ qua rừng. Nguyên nhân là do một số thành phần trong thảo dược này gây kích thích tử cung. Những cơn kích thích nhẹ thường gây khó chịu, đau bụng. Tuy nhiên tình trạng kích thích mạnh có thể dẫn đến sinh non hay sẩy thai.
Không tốt cho sữa mẹ
Phụ nữ đang cho con bú được khuyến cáo là không nên ăn khổ qua rừng. Bởi một số thành phần mang độc tính nhẹ có trong khổ qua sẽ truyền qua sữa mẹ.Đặc biệt là khổ qua mọc hoang dại hay được trồng ở những vùng thổ nhưỡng bị nhiễm kim loại nặng. Độc tính thường sẽ không gây ảnh hưởng ngay đến người lớn nhưng với trẻ con thì vấn đề sẽ nghiêm trọng hơn.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa
Mặc dù loại cây này có tác dụng giúp tăng tiết men tiêu hóa và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn nhưng nếu dùng quá nhiều thì ngược lại. Các vấn đề thường phát sinh là tiêu chảy, lỵ cũng như các bệnh về dạ dày.
Hạ đường huyết quá mức
Đây cũng là một trong những tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng khổ qua rừng. Kể cả những bệnh nhân tiểu đường cũng không nên dùng quá nhiều thảo dược này. Ăn nhiều không chỉ khiến lượng đường trong máu giảm đột ngột mà còn gây hạ huyết áp. Các triệu chứng thường gặp là hoa mắt, đau đầu, chóng mặt. Những người bị huyết áp thấp được khuyến cáo là nên hạn chế ăn khổ qua rừng.
Ảnh hưởng xấu đến phụ nữ sau sinh
Thành phần Vicine trong khổ qua rừng được cho là có khả năng gây ra một số hội chứng cấp tính. Điển hình như nhức đầu, đau thắt lưng hay hôn mê. Nhất là ở những người có cơ địa nhạy cảm. Phụ nữ sau sinh đẻ không chỉ có cơ địa nhạy cảm mà thể lực còn rất yếu. Chính vì thế nên hạn chế ăn khổ qua rừng để tránh những vấn đề không mong muốn phát sinh.
Cách làm trà khổ qua rừng
Trà trái khổ qua rừng
Thay vì sử dụng khổ qua rừng để nấu nước uống thì có thể chế biến khổ qua để phù hợp làm trà uống, có thể hãm trà uống bất cứ lúc nào và cực kỳ tiện lợi.
- Cách làm: Khổ qua rừng được bào thành từng lát mỏng, có thể thái thành sợi (để khi hãm trà các hoạt chất có lợi có thể dễ dàng hòa tan trong nước). Sau đó phơi âm can (phơi trong bóng mát) Sau khi khổ qua khô, có thể mang đi sao vàng để nước trà khổ qua rừng được thơm và dễ uống hơn. Ngoài ra còn có thể nghiền thành bột, cho vào túi lọc để sử dụng dần.
- Cách pha trà khổ qua rừng: Pha trà khổ qua rừng rất dễ. Giống như hãm trà bình thường vậy. Khổ pha với nước nóng rồi chờ 15-20 phút sẽ có ngay một cốc trà khổ qua rừng.
Thay vì uống trà, mỗi buổi sáng, bạn nên nhâm nhi 1 cốc khổ qua rừng. Chúng vừa tốt cho sức khỏe, vừa giúp giúp cân rất tốt đấy. Nếu ai sợ đắng có thể ngâm thêm kẹo hoặc đường sau khi uống.
Trà dây khổ qua rừng
- Cách làm: Dây khổ qua rừng tươi được cắt thành từng miếng mỏng khoảng 5mm, sau đó phơi trong bóng mát. Sau đó được sao vàng để tạo mùi thơm và nước trà có màu sắc đẹp hơn.
- Cách pha trà dây khổ qua rừng: Pha trà dây khổ qua rừng cũng tương tự như trà trái khổ qua.
Khổ qua rừng tươi chế biến món ăn
Ngoài tác dụng làm thuốc ở dạng khô, thì dạng tươi được các bà nội trợ sử dụng trong bữa ăn của gia đình. Thật không khó để có thể chết biến một món ăn từ khổ qua rừng như sau:
Chế biến khổ qua rừng nhồi thịt
Nguyên liệu chuẩn bị gồm có: Thịt xay, gia vị, khổ qua rừng.
Cách thực hiện: Đầu tiên, bạn ướp thịt với một lượng đường vừa phải, thêm một chút hạt nêm, bột ngọt, nước mắm và hành khô. Tiếp theo bạn chẻ khổ qua sạch ruột rồi cho thịt nhồi vào bên trong. Cuối cùng là đun nước sôi tah3 khổ qua vào hầm với gia vị sao cho vừa ăn với gia đình.
Chế biến khổ qua rừng kho chay
Nguyên liệu chuẩn bị gồm có: 2 trái khổ qua rừng, nửa củ cà rốt, 60 nấm mèo, 20g đậu hũ non, gia vị.
Bước thực hiện: Đầu tiên bạn cắt khổ qua thành từng khoanh dày, loại bỏ ruột và rửa sạch. Đồng thời cho nấm mèo ngâm nước cùng với cà rốt. Tiếp theo nhồi nấm vào từng khoanh khổ qua, rồi bỏ khổ qua vào nồi trong 30 phút.
Sau khi khổ qua chín thì gắp qua nồi khác và cho nước lọc, thêm gia vị vào cho phù hợp với gia đình