Phương thức giao hàng
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thời gian giao hàng: Giao hàng trong vòng 12h kể từ lúc đặt hàng.
Cước phí giao hàng: 20-50k/ lần giao hàng tùy vào khu vực.
TẠI CÁC TỈNH THÀNH KHÁC
Thời gian giao hàng: Thời gian giao hàng từ 2-5 ngày.
.Cước giao hàng: Tính theo giá cước bưu điện.
Hình thức thanh toán: Nhận hàng trả tiền
ĐỊA CHỈ MUA HÀNG
Địa chỉ: 5/1 Đinh Thị Thi – Phường Hiệp Bình Phước – Quận Thủ Đức
Điện thoại: 0909.652.109
Giới thiệu về hạt mắc khén của Nông Sản Vũ Lâm:
Nguồn gốc: Hạt mắc khén của chúng tôi được mua trực tiếp của người dân thu hái trên rừng của các tỉnh như Sơn La, Lai châu, và một số tỉnh Tây Nguyên khác.
Chất lượng hàng: Khi hạt mắc khén được nhập của người dân về sẽ cho lựa những cành lớn, và tạp chất khác để đóng gói loại 1. Ngoài ra đối với hàng chưa lựa thì được đóng gói loại 2.
Quy cách: Đối với hàng bán lẻ chúng tôi sẽ đóng gói túi hút chân không theo quy cách 500gr – 1kg/túi. Đối vối khách hàng mua số lượng lớn sẽ đóng hàng theo yêu cầu của quý khách về khối lượng cũng như bao bì.
Một số hình ảnh về gia công hạt mắc khén của Nông sản Vũ Lâm
Hạt mắc khén khi nhập từ của người dân về, vì mỗi gia đình thu hái nhỏ lẻ trên rừng và sau đó mang về phơi nên chất lượng hàng sẽ không được đồng nhất, đa số sẽ lẫn nhiều tạp chất khác như dây nylong, lá cây, cành cây.
Công nhân sẽ tiến hạnh lựa kỹ từng sàng, đảm bảo sạch tạp chất trước khi mang hàng đi đóng gói.
Rất nhiều cành cây tạp chất được lựa ra khỏi hàng trước khi mang đi đóng gói.
Mắc khén là gì?
Tên thường gọi: Mắc khén, tiêu rừng, cóc hôi, hoàng mộc môi
Tên khoa học: Zanthoxylum rhetsa, thuộc họ cam
Mắc khén là tên thường gọi của quả Mắc khén, là một loại gia vị được dùng nhiều của người dân tộc tại các tỉnh Tây Bắc – Việt Nam. Chưa có một nghiên cứu nào cho thấy được Mắc khén được người dân tộc vùng nào dùng đầu tiên. Tuy nhiên Mắc khén được người Thái tại các tỉnh Tây Bắc sử dụng nhiều nhất. Trải qua thời gian, do việc di cư của người dân bản địa, hạt Mắc khén cũng được người dân mang theo, cho tới nay Mắc khén cũng đã xuất hiện tại các tỉnh Tây Nguyên.
Cây mắc khén có đặc điểm như thế nào?
Cây mắc khén thuộc loại cây thân gỗ, cao chừng 8-10m, thân thẳng, ở vỏ thân xuất hiện nhiều gai. Lá cây dạng kép, hình lông chim một lần lẻ, nơi mép phiến lá có răng cưa. Hoa ra từng chùm, vào khoảng tháng 11 Dương lịch thì quả bắt đầu chín, quả già sẽ có màu hơi hồng.
Phân bố, thu hái, chế biến mắc khén
Cây mắc khén thường mọc hoang ở khu vực miền núi, tập trung nhiều tại các tỉnh phía Bắc, Tây Nguyên. Phổ biến hơn cả phải kể đến Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Hà Giang, Sơn La, Yên Bái….
Vì thân cây có nhiều gai nên người dân thường dùng cây dài để hái quả. Quả mắc khén tươi sử dụng có vị thơm nhất, tuy nhiên không bảo quản được lâu. Trước đây người dân thường bảo quản bằng cách treo lên gác bếp để có thể sử dụng quanh năm. Hiện nay Mắc khén được sử dụng rộng rãi như một loại gia vị lạ đối với người dân các tỉnh miền xuôi.
Để lưu giữ được hương vị thơm ngon trọn vẹn, kéo dài thời gian sử dụng dài lâu, hạt mắc khén cần phải được sơ chế đúng cách. Theo đó, chỉ nên lấy một lượng vừa đủ, rang đều trên lửa nhỏ. Sau khi rang nóng, đợi chừng 15 phút rồi đem giã nhỏ hay xay thành bột.
Do tính chất của mắc khén chứa nhiều tinh dầu, nên nếu không để nguội mà xay lúc còn nóng sẽ bị dính, bột không được mịn. Bạn có thể bảo quản ở chai nhựa, lọ kín, chỉ cần để ở tủ bếp, không đòi hỏi bảo quản trong tủ lạnh.
Thành phần hóa học của mắc khén
Mắc khén chứa nhiều tinh dầu, cùng các thành phần quan trọng như alkaloid, b-pinen, d-terpinen, d-a-phellandren, d-a-dihydrocarvol, 4-caren, 4-terpinol, dl-carvotanacetone, chiết xuất tinh dầu mắc khén có chưa chất khác viêm tự nhiên cạnh đó là chất kháng khuẩn.
Công dụng của mắc khén
Tính vị quy kinh của mắc khén: Mắc khén có tính ấm ấm, cay nhẹ, quy kinh tỳ vị, có tác dụng giảm đẩy bụng, khó tiêu, hỗ trợ kích thích tiêu hóa.
Mắc khén được coi là vua gia vị của đồng bào miền núi. Qua quá trình dài sử dụng, mắc khén đã trở thành lựa chọn hàng đầu khi ứng dụng vào quá trình chế biến các món ăn ngon của người dân tộc vùng cao.. Đây chính là thứ gia vị làm nên tên tuổi của nhiều món đặc sản trứ danh khắp cả nước như pa pỉnh tộp, trâu gác bếp, chẳm chéo…
Ngoài ra, dùng hạt mắc khén khô để ngâm cùng rượu còn đóng vai trò như một loại thuốc xoa bóp giúp làm giảm các vết tụ máu, bầm tím, đau nhức hệ xương khớp.
Cách sử dụng mắc khén
Với vai trò là một loại gia vị, mắc khén hạt dổi là bộ đôi gia vị không thể hợp hơn làm tăng hương vị hấp dẫn, quyến rũ cho món ăn mà chúng có mặt. Để sử dụng mắc khén hạt dổi, bạn có thể tham khảo một số gợi về các món ăn như sau:
Gia vị tẩm ướp trâu gác bếp
Để làm trâu gác bếp thì thịt trâu cần phải lựa chọn phần bắp đùi là ngon nhất. Sau đó tiến hành lọc hết toàn bộ phần gân và mỡ, rồi thái miếng vừa để sấy sao cho miếng thịt dọc thớ dài chừng 15cm, rộng 7-8cm, độ dày khoảng 2-3cm. Ngoài ra cần dùng búa dần cho thịt được mềm.
Gia vị tẩm ướp đặc trưng bao gồm hạt mắc khén hạt dổi được rang và đã giã nhỏ, nước cốt gừng, gừng, tỏi, sả, ớt khô đã băm nhỏ. Trộn đều nguyên liệu rồi đợi 2-3 giờ đồng hồ cho thịt ngấm đều rồi dùng que xiên, đem treo lên gác bếp, để hơi nóng của khói bếp bốc lên cho thịt chín từ từ.
Trong quá trình sấy thịt bằng khói lưu ý không được để thịt quá sát với than củi đang cháy vì như thế dễ làm thịt bên ngoài bị cháy, trong khi bên trong vẫn còn sống. Thịt chín nhờ vào khói của than củi – vật liệu mà người dân tộc Thái, Mường đun quanh năm, cùng với gia vị tẩm ướp.
Những miếng thị sấy chín đượm mùi gia vị vùng cao mang sức hấp dẫn thật riêng sẽ được lấy xuống, cất đi dùng dần. Khi ăn xé chấm cùng chẳm chéo chắc chắn sẽ làm nức lòng bất cứ thực khách nào.
Mắc khén kết hợp nguyên liệu đa dạng tùy theo từng món ăn
Hạt mắc khén làm gia vị cho các món nướng
Những người dân tộc vùng núi cao phía Tây Bắc thường có thói quen mỗi khi đi nương, rừng, làm rẫy đều đem theo bên mình gói nhỏ bột mắc khén để thuận tiện sử dụng nướng thịt, cá ngay tại chỗ. Nhờ mùi vị đặc trưng của hạt mắc khén lại được lan tỏa bằng lửa khiến kích thích vị giác và khướu giác.
Tùy thuộc vào từng loại thịt mà người ta sẽ chế biến theo cách thức tẩm ướp mắc khén theo mỗi cách khác nhau.
Nếu là thịt heo, dùng phần ba chỉ với độ nạc, mỡ vừa phải, không quá ngấy mà cũng chẳng bị khô. Miếng thịt ba chỉ sẽ đem thái thành các miếng mõng vừa ăn, thêm mắc khén hạt dổi, hành khô, mì chính, bột cách ướp chừng 30 phút rồi nướng trên bếp than hoa.
Tương tự thịt heo, ngoài hạt mắc khén bạn có thể dùng thêm lá chanh, gừng, ớt, bột canh và mì chính ướp cùng thịt gà. Đợi 45 phút để ngấm đều gia vị, gói bọc bằng lá chuối hoặc giấy bạc, nướng bằng than hoa hoặc lò nướng đều được.
Cách chế biến hạt mắc khén kết hợp cùng gia vị gồm mắc khén, mùi tàu, húng dũi, thì là, hành, tỏi, ớt và bột canh để ướp cùng cá rồi nướng chắc chắn tạo nên sự lôi cuốn khó cưỡng. Lúc thưởng thức các món nướng, chấm cùng chẳm chéo mới cảm nhận hết hương vị tuyệt vời trong những món nướng chuẩn vị Tây Bắc.
Pha nước chấm
Cho một chút bột mắc khén vào bát nước mắm dùng để chấm bất cứ món ăn nào cũng đều tuyệt vời, từ rau luộc cho đến thịt, cá.
Làm chẳm chéo
Để hiểu được hết giá trị của mắc khén là gì nhất định bạn phải biết đến chẳm chéo – món chấm phải nói là hội tụ toàn toàn tinh túy ẩm thực núi rừng Tây Bắc.
Sử dụng mắc khén, muối rang khô, ớt khô bỏ hạt nướng giòn. Đêm tất cả giã thành bột mịn, trộn lẫn với nhau.
Khi đó, bạn sẽ có được món chấm gọi là chẳm chéo với mùi thơm man mắc, mà vị lại dịu giống như ô mai, phảng phất thêm chất núi rừng cay nồng tựa như hương quế, hương hồi.
Từ công thức này, người ta có thể biến tấu ra nhiều loại chẳm chéo khác nhau tùy thuộc vào từng sở thích, món ăn cụ thể. Một lần thôi được thưởng thức các món ăn có gia vị là mắc khén sẽ để lại ấn tượng sâu sắc, khó quên trong bạn.
Chéo cá: Người ta bắt vài con cá suối nhỏ, nướng cho vàng, giã nhuyễn cùng với bát chéo cơ bản sẽ có ngay chéo pà dùng chấm các loại rau, măng luộc rất hấp dẫn.
Chéo gan gà: Chuẩn bị gan gà (vịt), luộc chín, lại nướng qua cho thơm. Thái thêm lá chanh, giã cùng chẳm chéo sẵn có, cho chút nước luộc gà (vịt) vào bát nước chấm đánh nhuyễn là được.
Chéo pịa: Thứ nước đắng ở bộ phận ruột non con trâu được gọi là pịa. Người ta sẽ lấy pịa chưng lên, cho thêm vào miếng thịt trâu nhỏ nhằm mục đích tạo ra mùi vị riêng.
Sau đó, trộn cùng chéo từ quả mắc khén đã chuẩn bị, thêm chút lá chanh. Khi chấm cùng thịt trâu nướng, luộc, hấp tạo ra hương vị ngọt ngọt, bùi bùi, đăng đắng thật khác lạ.
Mắc khén hạt dổi là gì?
Mắc khén hạt dổi là hai loại gia vị thường đi chung với nhau, khi kết hợp với nhau giúp tạo nên hương vị đặc biết cho các món ăn. Mắc khén hạt dổi thường được rang trên bếp lửa, sau đó tán mịn thành bột dùng tẩm ươp các món nướng như cá nướng, thịt nướng hoặc là gia vị chấm đặc trưng.
Mắc khén và xuyên tiêu khác nhau như thế nào?
Hạt mắc khén ngửi thoảng qua thì có mùi gần giống như mùi vỏ cam. Tuy nhiên mùi có phần nhẹ hơn, cảm giác thơm dễ chịu hơn. Khi ăn mắc khén lúc đầu thì không có cảm giác gì, một lúc sau thì cảm nhận được vị đắng và cảm giác tê đầu lưỡi. Cảm giác này giống như việc bạn nếm tinh dầu của vỏ bưởi vậy. Tuy nhiên cảm giác này nhẹ hơn so với việc nếm thử Hoa Tiêu.
Mắc khén thường bị gọi chung tên với hạt Tiêu rừng. Tuy rằng hình dáng và mùi vị của chúng chả có gì là giống nhau. Ngoài ra có nơi nhầm với Xuyên tiêu hay còn gọi là Hoa tiêu vì hình dáng và màu sắc của chúng có phần giống nhau. Tuy nhiên mùi vị của Mắc khén và Xuyên tiêu hoàn toàn khác nhau.
Giá mắc khén và cách nhận biết nguyên liệu đúng chuẩn
Hiện nay, thứ gia vị nổi tiếng Tây Bắc đã được nhiều người biết đến nên có mặt khắp mọi nơi trên cả nước, phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Tuy vậy, không phải ai cũng biết cách nhận biết giá cả và chất lượng mắc khén đúng chuẩn
Giá hạt mắc khén
Giá mắc khén trên thị trường rất đa dạng. Tại sao lại có sự chênh lệnh như vậy phần nhiều là do chất lượng của mắc khén. Nông sản Vũ Lâm của chúng tôi thường cung cấp 3 loại mắc khén: Loại 1: là loại đã lựa cành và tạp chất tương đối kỹ. Loại 2: Là loại chưa được lựa cành lớn và tạp chất. Bảng giá hạt mắc khén như bảng dưới đây:
Cách nhận biết mắc khén đúng chuẩn chất lượng
Mắc khén sau khi thu hái tươi sẽ được đem về phơi khô. Chính kỹ thuật phơi khô tại mỗi cơ sở sẽ có tác động trực tiếp đến việc giữ trọn vẹn hương thơm hay không.
Mắc khén Tây Bắc chỉ có một loại duy nhất. Tuy nhiên do đặc điểm hình thái, màu sắc, hạt mắc khén có nét giống với nhiều loại quả khác khiến không ít người nhầm lẫn.
Mắc khén với quả mắc cam:
Cách phân biệt chính xác nhất không gì khác đó là cảm nhận vùi vị. Mắc khén thơm rất dịu, lạ, ngửi qua giống như mùi hương vỏ quả cam.
Không ít cơ sở kinh doanh đã lợi dụng sự nhầm lẫn đó để đánh vào lòng tin khách hàng, cung cấp sản phẩm kém chất lượng, gắn mác mắc khén. Để tránh mắc lừa, bạn hãy đánh giá điểm đến mua hàng với những thông tin cụ thể.
Tại địa chỉ uy tín bao giờ cũng để hiện phần phản hồi do khách hàng đã từng mua hàng đánh giá để bạn tham khảo.
Thông thường, ít nơi không cho phép kiểm tra sản phẩm. Nhưng bạn đừng tự đánh mất quyền lợi, hãy yêu cầu được thỏa mãn mong muốn nhận biết mắc khén có thực sự đúng chuẩn hay không.Những ai nên dùng mắc khén?
Mắc khén cho vị đặc biệt, khi nếm sẽ thấy tê tê đầu lưỡi, nhưng lại không cay nồng như ớt nên mọi người đều có thể ăn được. Vì thế, bạn đừng quên chuẩn bị sẵn cho căn bếp gia đình mình thứ gia vị độc đáo này.
Đối tượng không nên dùng mắc khén
Cách sử dụng hạt mắc khén luôn khơi gợi nguồn cảm hứng ăn uống vô cùng thú vị. Thế nhưng, với tính vị cay ấm nên những người thường xuyên nổi mụn, bị táo bón không nên dùng, dễ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Liều lượng sử dụng mắc khén cũng nên vừa phải, nếu quá ít sẽ không cảm nhận được hết hương vị thơm ngon, còn khi quá nhiều lại có thể làm món ăn bị đắng.
Sự xuất hiện của mắc khén đã góp phần làm nên sự đặc sắc cho nền ẩm thực núi rừng Tây Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung. Bằng hương vị không thể trộn lẫn, bạn sẽ không thể nào quên hương vị trong mỗi món ăn có thứ gia vị này.